Sự tuân thủ điều trị Methadone và một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm y tế huyện An Lão
Luận văn thạc sĩ y học Sự tuân thủ điều trị Methadone và một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm y tế huyện An Lão từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015.Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Những hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế – xã hội và trật tự của đất nước.
Tính đến tháng 9 năm 2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy. Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445 người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7.000 người) [25]. Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn. Người nghiện cũng đã xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, người lao động .. .[1].
Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh [7]. Do có vị trí địa lý thuận lợi cũng như được sự quan tâm và đầu tư của Chính phủ nền kinh tế của Hải Phòng những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu lớn. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì Hải Phòng cũng phải đối mặt với sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy.
Do những hậu quả nghiêm trọng mà ma túy đã gây ra cho chính bản thân người nghiện, cho gia đình, cho xã hội và đất nước thì việc tổ chức cai nghiện cho người nghiện ma túy là cần thiết nhằm giúp họ từ bỏ sự phụ thuộc vào chất gây nghiện, giảm tác hại do nghiện các CDTP, đồng thời trang bị, phục hồi cho họ các kỹ năng sống và kỹ năng lao động để đảm bảo thực hiện đầy đủ các vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới một phương pháp được sử dụng rộng rãi và rất hiệu quả, đó là phương pháp điều trị thay thế các dạng thuốc phiện bằng Methadone. Phương pháp này cũng được áp dụng ở Việt Nam từ tháng 4/2008 với 6 cơ sở đầu tiên ở 2 thành phố TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone là điều trị lâu dài, thời gian điều trị phụ thuộc vào từng người bệnh nhưng thường không dưới một năm, điều này làm cho việc duy trì điều trị của bệnh nhân và cả sự quản lý của nhân viên y tế rất khó khăn. Thêm vào đó, hàng ngày bệnh nhân phải đến cơ sở điều trị để uống thuốc nên những bệnh nhân ở xa sẽ rất vất vả. Hơn nữa phải uống thuốc trong giờ hành chính nên sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ. Nhiều người sẽ không theo được mà bỏ dở điều trị giữa chừng làm điều trị thất bại, không đạt được kết quả mong muốn, lãng phí thời gian, nhân lực và tiền của. Những người bỏ trị có nguy cơ rất cao quay lại với các CDTP bất hợp pháp (heroin, ATS…) làm gia tăng tình trạng mất trật tự xã hội và tăng tỷ lệ lây nhiễm các bệnh như HIV, viêm gan B,C. Vì vậy việc tuân thủ điều trị trong điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là rất quan trọng. Do đó em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Sự tuân thủ điều trị Methadone và một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm y tế huyện An Lão từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015” nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị Methadone của bệnh nhân được điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị của bệnh nhân điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Luận văn thạc sĩ y học Sự tuân thủ điều trị Methadone và một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm y tế huyện An Lão từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Công an (2013), Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống ma túy 6 tháng đầu năm 2013 và phương hướng công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm.
2. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2011), Báo cáo công tác cai nghiện ma túy tại Việt Nam thời gian qua.
3. Bộ y tế (2014), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 và định hướng kế hoạch năm 2014 (số 06/BC-BYT).
4. Bộ y tế (2010), Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (Ban hành kèm theo Quyết định số 3140/QĐ0BYT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
5. Hoàng Đình Cảnh, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Văn Hưng (2013), “Thực trạng bệnh nhân trước khi tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh”, tạp chíy học thực hành (875), số 7/2013.
6. Chính phủ (2014), Chỉ thị số 32/CT-TTg chỉ thị về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuôc phiện bằng thuốc thay thế.
7. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng(2014), “Tổng quan về thành phố Hải Phòng”.
http://haiphong.gov.vn. Truy cập ngày 23/3/2015.
8. Cục phòng, chống HIV/ AIDS (2014), Tình hình dịch, số liệu HIV/ AIDS, cập nhập tình hình dịch đến 30/9/2014.
9. Cục phòng, chống HIV/ AIDS (2014), Tình hình dịch, số liệu HIV/ AIDS, Cập nhật tình hình thực hiện chỉ tiêu điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (MMT) (đến ngày 7/5/2015).
10. Phạm Thị Đào (2012), Khảo sát tình hình điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2012, đề tài NCKH cấp cơ sở.
11. Phạm Thị Đào (2010), “Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV của các học viên nghiện chích ma túy tại trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06 thành phố Đà Nẵng”, tạp chí y học thực hành, (742 + 743), tr.87-91.
12. FHI 360 (2014), “Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng Methadone tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh”.
13. Bùi Sỹ Khoái (2010), “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” Bài giảng HIV/ AIDS, ma túy và rượu, trang 243-244, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
14. Nguyễn Thanh Long , Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Thị Huỳnh (2010), “Đánh giá kết quả dự án phòng lây nhiễm HIV tại Việt Nam”, Tạp chíy học thực hành, (742+743), tr. 184-188.
15. Nguyễn Thành Long , Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Kỳ và CS (2010), ” Hành vi nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại khu vực nông thôn miền núi tỉnh Bắc Giang – năm 2010”, tạp chí y học thực hành, (742 + 743), tr. 197-200.
16. Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Quang Đại (2010), “Ma túy và nghiện ma túy”. Bài giảng HIV/AIDS, ma túy và rượu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Nga (2010), Thực trạng, thực hành tuân thủ điều trị của người nghiện thay thế chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2009 – 2010, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Y Hải Phòng.
18. Trần Kim Phụng (2010), ” Đánh giá đặc điểm đối tượng nghiện ma túy tỉnh Quảng Trị năm 2008”, tạp chí y học thực hành, (742 + 743), tr. 102-105.
19. Hoàng Huy Phương và CS (2010), ‘Tỷ lệ nhiễm HIV và nhận thức, thái độ, hành vi về nhiễm HIV/AIDS của nhóm nghiện chích ma túy tỉnh Ninh Bình 2009”, tạp chí y học thực hành, (742 +743), tr 127-131.
20. Nguyễn Anh Quang (2011), Thực trạng hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch phòng nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Hà Tây (2007 – 2008), Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân y, Hà Nội.
21. Nhật Thy (2012), “ Ưu điểm từ điều trị Methadone: Nhìn ra thế giới”. http://heroin-aids.com truy cập 10/3/2015.
22. Trung tâm phòng chống HIV/ ATDS Hải Phòng (2013), Báo cáo giám sát trọng điểm năm 2013.
23. Trung tâm phòng chống HIV/ ATDS Hải Phòng (2014), Báo cáo giám sát trọng điểm năm 2014.
24. Trung tâm y tế huyện An Lão (2015), Báo cáo tình hình hoạt động cơ sở Methadone huyện An Lão.
25. Ủy ban quốc gia phòng ,chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy-mại dâm (2014), “ Hải Phòng:Giảm 70% số người nhiễm mới HIV”.
26. UBND tỉnh Quảng Bình (2013), Quyết định 2277/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình điều trị nghiện các CDTP bằng Methadone tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013- 2018.
27. Cao Thị Vân, Kiêm Sóc Hương, Văn Thị Hồng Nam và CS (2010), “Kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại phòng khám ngoại trú quận 4, TP Hồ Chí Minh”, tạp chí y học thực hành, (742+743), tr 243-244.
TIẾNG ANH
28. National Institutes on Drug Abuse (2010), The science of addiction.
29. Vincent P. D. (1965), A Medical treatment for diacetylmorphin (heroin) Addiction: A Clinical trial with methadone hydrocloride.
30. WHO/UNAISD (2004). Substitution maintenace theraphy in the management of opoid dependence and HIV/AIDS prevention.
31. WHO (2009), Good Practice in Asia: Targeted HIV prevention for injecting drug users and sex workers, Vietnam’s first large scale National Harm Reduction initiative.
32. WHO (2012), Guidance on prevention of viral Hepatitis B and C among People who inject drugs
MỤC LỤC Luận văn thạc sĩ y học Sự tuân thủ điều trị Methadone và một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị của bệnh nhân điều trị tại Trung tâm y tế huyện An Lão từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Ma túy và tình hình sử dụng ma túy 3
1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS ở nhóm nghiện chích ma túy 6
1.3. Thông tin chung về điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone 8
1.4. Tình hình thực tế áp dụng điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone
.. 13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Địa điểm nghiên cứu 17
2.3. Thời gian nghiên cứu 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu 17
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1. Tỷ lệ tuân thủ điều trị Methadone của bệnh nhân 21
3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị của bệnh nhân 30
Chương 4: BÀN LUẬN 36
4.1. Tỷ lệ tuân thủ điều trị Methadone của bệnh nhân 36
4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc bỏ trị của bệnh nhân 44
KẾT LUẬN 47
KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC