SỨC BỀN HỒNG CẦU
(Erythrocyte Osmotic Fragility test)
NGUYÊN LÝ
Sức bền hồng cầu là sức chịu đựng của hồng cầu dưới tác dụng làm tan máu của các dung dịch muối khi hạ thấp dần nồng độ. Sức bền hồng cầu phụ thuộc vào tính thấm của màng hồng cầu.
Màng hồng cầu là màng màng bán thấm, do vậy khi cho hồng cầu vào dung dịch nhược trương, nước sẽ từ ngoài vào trong hồng cầu để cân bằng áp lực thẩm thấu, làm trương to hồng cầu. Dung dịch càng nhược trương nước sẽ vào càng nhiều và hồng cầu càng dễ vỡ. Lợi dụng tính chất đó người ta cho hồng cầu vào một loạt các dung dịch nhược trương có nồng độ khác nhau, ở pH = 7,4 để ở nhiệt độ phòng xét nghiệm. Sau một thời gian nhất định quan sát mức độ tan của hồng cầu để đánh giá tính bền vững của màng hồng cầu.
CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp nghĩ đến bệnh lý huyết sắc tố, bệnh thiếu máu tan máu.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Kỹ thuật viên xét nghiệm đã được đào tạo.
Phương tiện – Hóa chất
Phương tiện
Máy ly tâm ống máu;
Pipet và đầu pipet loại 25µl và 1000µl;
Các ống nghiệm thủy tinh loại 5 ml;
Nền trắng bằng giấy hoặc nhựa đục.
Găng tay, giấy thấm.
Hóa chất
Dung dịch muối đệm với các nồng độ khác nhau. Cách pha như sau:
Chuẩn bị dung dịch mẹ là một dung dịch đệm muối chloride có áp lực thẩm thấu tương đương với 100g/l (1,71 mol/l) NaCl như sau: hòa tan trong nước 90 gram NaCl; 13,65g Na2HPO4 và 2,34g NaH2PO4.2H2O và điều chỉnh thể tích về 1 lít. Dung dịch mẹ này dùng trong 1 tháng, bảo quản lạnh 4 độ C (trong quá trình bảo quản lạnh có thể xuất hiện kết tinh thể trong lọ dung dịch. Khi đó phải để dung dịch mẹ ra nhiệt độ phòng và hòa tan tinh thể trước khi dùng).
Từ dung dịch mẹ này trước hết pha loãng 10 lần với nước cất thành dung dịch 10%o(10g/l), sau đó từ dung dịch này pha loãng thành các dung dịch muối ở các nồng độ thấp hơn: 7%o, 6%o, 5.5%o, 5.0%o, 4.75%o, 4.5%o, 4.25%o, 4.0%o, 3.75%o, 3.5%o, 3.25%o, 3%o, 2.75%o, 2.5%o, 2%o, 1%o.
Nước cất, hoá chất khử trùng Natri hypoclorite.
Bệnh phẩm
Là mẫu máu ngoại vi của các đối tượng người bệnh bị bệnh máu và có chỉ định của lâm sàng.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Lấy bệnh phẩm
Lấy 3ml máu tĩnh mạch, chống đông bằng Heparin (không nên dùng chất chống đông EDTA, Citrate hoặc Oxalate vì như vậy là cho thêm muối vào môi trường làm thay đổi áp lực thẩm thấu).
Nếu bảo quản mẫu ở nhiệt độ phòng, cần làm xét nghiệm trong vòng 2 giờ kể từ khi lấy máu. Nếu bảo quản mẫu ở nhiệt độ 4 độ C, có thể làm xét nghiệm trong vòng 6 giờ kể từ khi lấy máu.
Tiến hành kỹ thuật
Lấy 16 ống nghiệm thuỷ tinh loại 5ml xếp vào giá, ghi tên tuổi người bệnh, đánh số thứ tự từ 1 đến 16.
Cho lần lượt 3ml dung dịch nhược trương với các nồng độ lần lượt từ 1%o đến 7%o vào 16 ống.
Đảo nhẹ nhàng ống máu vài lần để trộn kỹ máu trong ống. Nhỏ 100 µl máu đã trộn vào mỗi ống dung dịch nhược trương.
Lấy bông không thấm nước bịt ống nghiệm, nhẹ nhàng đảo ống vài lần để trộn đều máu và dung dịch trong ống.
Để các ống nghiệm thẳng đứng trên giá ở nhiệt độ phòng từ 1 – 2 giờ, sau đó đọc kết quả tan máu tại các ống.
NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Đọc kết quả
Bắt đầu tan: là nồng độ muối tại ống mà khi quan sát thấy phần dịch nổi ở ống đấy chuyển sang mầu hồng, ở đáy ống nhìn thấy cúc hồng cầu.
Tan hoàn toàn: là nồng độ muối tại ống mà khi quan sát thấy phần dịch nổi ở ống đấy có mầu đỏ trong suốt và không còn nhìn thấy cúc hồng cầu ở đáy ống.
Nhận định kết quả
Bình thường: Bắt đầu tan từ: 4,5 – 5‰;
Tan hoàn toàn từ: 3 – 3,5‰
Sức bền hồng cầu tăng: Bắt đầu tan từ:
Tan hoàn toàn từ:
Sức bền hồng cầu giảm: Bắt đầu tan từ: >5‰;
Tan hoàn toàn từ >3,5‰
NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ
Sai sót mẫu bệnh phẩm: tên bệnh nhân trên giấy xét nghiệm và trên ống mẫu không thống nhất, mẫu bị đông, mẫu không ghi giờ lấy.
Xử trí: yêu cầu nơi đưa mẫu xác minh lại các thông tin cần thiết, nếu mẫu bị đông hoặc đã để quá lâu thì phải lấy lại mẫu bệnh phẩm.
Sai sót trong quá trình nhận định kết quả.
Xử trí: Kiểm tra cẩn thận, nếu cần thiết phải đọc màu dịch nổi trên nền giấy trắng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dacie J. V., Lewis S. M. Osmotic fracgility, as measured by lysis in hypotonic saline. In “Practical Haematology”. Longman, 1994; 8th Edition: 21620.
Laboratory Network. Haemophilia 2005; 11: 387 – 97.
SỨC BỀN HỒNG CẦU (Erythrocyte Osmotic Fragility test)
- Tác giả: Bộ Y tế
- Chuyên ngành: Miễn dịch – Di truyền – Sinh học phân tử
- Nhà xuất bản:Bộ Y tế
- Năm xuất bản:2017
- Trạng thái:Chờ xét duyệt
- Quyền truy cập: Cộng đồng