SỨC KHỎE VÀ BẤT CÔNG BẰNG SỨC KHỎE Ở MỘT SỐ NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

SỨC KHỎE VÀ BẤT CÔNG BẰNG SỨC KHỎE Ở MỘT SỐ NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC SỨC KHỎE VÀ BẤT CÔNG BẰNG SỨC KHỎE Ở MỘT SỐ NHÓM DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.Công bằng sức khỏe (CBSK) là tình trạng “giảm thiểu hoặc không còn sự khác biệt về sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe giữa các nhóm dân thuộc các điều kiện và đặc quyền xã hội khác nhau…” (1). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, CBSK hiện đang là mối quan tâm trên toàn cầu (2). Ở Việt Nam, trong các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, CBSK được thể hiện rất rõ và được triển khai rộng rãi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe (CSSK) từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, việc đánh giá CBSK tại Việt Nam đang là một thách thức do còn thiếu quy chuẩn về phương pháp và dữ liệu (3).
Tại Việt Nam, người dân tộc thiểu số (DTTS) hiện chiếm khoảng 14% dân số, sống tập trung chủ yếu ở vùng cao và miền núi (4). Trong những năm qua, nhằm giải quyết những tồn tại, bất cập về đời sống và sức khỏe của người DTTS, Đảng và Nhà nước đã và đang có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, phát triển dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có y tế. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn nhiều vấn đề bất CBSK đối với người DTTS như còn có sự khác biệt lớn về tình trạng sức khỏe giữa người DTTS và dân tộc Kinh, đặc biệt là trong nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương như đối tượng bà mẹ và trẻ em (3). Theo báo cáo của Tổng cục Thống Kê, tỷ suất tử vong trẻ dưới dưới 5 tuổi trong các DTTS cao gấp 3-4 lần so với dân tộc Kinh (5, 6). Theo báo cáo điều tra tại 5 tỉnh vùng Tây Nguyên năm 2020, tỷ số tử vong mẹ ở nhóm DTTS là 84/100.000 ca sinh sống, cao gấp 3,4 lần so với nhóm người Kinh (24/100.000 ca sinh sống) (7). Tỷ lệ bà mẹ được khám thai từ 4 lần trở lên của người DTTS rất thấp là 32,7%, so với tỷ lệ này ở người Kinh/Hoa là 82,1% (6).


Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ ra những kết quả về thực trạng sức khỏe người DTTS, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào mô tả thực trạng sức khỏe của người DTTS trên các nhóm đối tượng phân chia theo đặc điểm về nhóm tuổi (bao gồm như trẻ em dưới 5 tuổi, vị thành niên, người trưởng thành, người cao tuổi (≥ 60 tuổi). Các nghiên cứu cung cấp bằng chứng về công bằng sức khỏe ở người DTTS vẫn còn hạn chế về số lượng (8) và chủ yếu sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp và sử dụng phương pháp đo lường sự khác biệt về tình trạng sức khỏe (như tuổi thọ, tử
2
vong), khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe của người DTTS khi so sánh với người Kinh và giữa các DTTS.
Xuất phát từ thực trạng trên, một nghiên cứu với cách tiếp cận toàn diện và hệ thống để đánh giá thực trạng sức khỏe và phân tích CBSK của người DTTS là rất cần thiết. Năm 2019-2020, Trường đại học Y tế công cộng đã thực hiện đề tài cấp Nhà nước:“Những giải pháp cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe đồng bào DTTS nước ta hiện nay”. Luận án này đã sử dụng một phần số liệu của đề tài cấp nhà nước (nghiên cứu gốc) nhằm mô tả thực trạng sức khỏe và phân tích mức độ CBSK của một số nhóm DTTS tại Việt Nam bằng hai phương pháp là đo lường sự khác biệt về sức khỏe và phương pháp phân tích độ tập trung. Đồng thời, luận án bổ sung thêm cấu phần phân tích một số yếu tố làm gia tăng bất CBSK và giải pháp góp phần giảm thiểu bất CBSK ở nhóm DTTS có mức độ bất công bằng cao tại Việt Nam.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng sức khỏe của một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019.
2. Phân tích mức độ bất công bằng sức khỏe ở một số nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019.
3. Phân tích một số yếu tố làm gia tăng bất công bằng sức khỏe và giải pháp góp phần giảm thiểu bất công bằng sức khỏe ở nhóm dân tộc thiểu số có mức độ bất công bằng cao tại Việt Nam năm 2024

 MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………. i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………….v
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………………………… vii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………….4
1.1. Các khái niệm, tiêu chí và phương pháp đánh giá liên quan đến nội dung
nghiên cứu. 4
1.2. Thực trạng sức khỏe người dân tộc thiểu số 12
1.3. Thực trạng bất công bằng sức khỏe của người dân tộc thiểu số 19
1.4. Một số yếu tố làm gia tăng bất công bằng sức khỏe và giải pháp giảm thiểu
bất công bằng sức khỏe người dân tộc thiểu số 31
1.5. Khung lý thuyết 44
1.6. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu 46
1.7. Giới thiệu về nghiên cứu gốc và vai trò của nghiên cứu sinh 46
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………..48
2.1.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 và mục tiêu 2 của luận
án……………………………………………………………………………….. 48
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 3 (Nghiên cứu bổ
sung)……………………………………………………………………………. 59
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………….63
3.1. Thực trạng sức khỏe của một số dân tộc thiểu số năm 2019………………63
3.2. Mức độ bất công bằng sức khỏe của một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam
năm 2019……………………………………………………………………….. 75
3.3. Một số yếu tố và một số giải pháp góp phần giảm thiểu bất công bằng sức
khỏe của người Mông………………………………………………………….100
Chương 4.BÀN LUẬN………………………………………………………………122
iv
4.1. Thực trạng sức khỏe của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam…………….122
4.2. Thực trạng bất công bằng sức khỏe của một số dân tộc thiểu số ở Việt
Nam…………………………………………………………………………… 129
4.3. Một số yếu tố và giải pháp giảm thiểu bất công bằng sức khỏe của người dân
tộc Mông năm 2024……………………………………………………………135
4.4. Hạn chế của nghiên cứu……………………………………………………143
4.5. Những điểm mới của luận án…………………………………………….. 145
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….147
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………..149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ……………………………..151
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………152
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………169
Phụ lục 1: Phương pháp đánh giá bất công bằng sức khỏe…………………… 169
Phụ lục 2: Một số chính sách chăm sóc sức khỏe người dân tộc thiểu số……..177
Phụ lục 3: Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu và khung lý thuyết của nghiên
cứu gốc…………………………………………………………………………197
Phụ lục 4: Biến số và chỉ số nghiên cứu…………………………………………………….202
Phụ lục 5: Đặc điểm đối tượng, phương pháp nghiên cứu của nghiên cứu gốc và
nghiên cứu của luận án……………………………………………………….. 220
Phụ lục 6: Một số bảng kết quả nghiên cứu…………………………………… 225
Phụ lục 7: Bộ công cụ của nghiên cứu gốc…………………………………… 264
Phụ lục 8: Bộ công cụ nghiên cứu bổ sung luận án…………………………… 30

 DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu…………………………………………63
Bảng 3.2: Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều
tra ở người dân tộc thiểu số năm 2019 (n=4976)………………………………………………64
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc
điều tra ở người dân tộc thiểu số năm 2019 (n=5024) ……………………………………….65
Bảng 3.4: Tình trạng ốm/đau mắc bệnh (tự khai báo) trong 3 tháng trước cuộc điều
tra ở người dân tộc thiểu số năm 2019 (n=5024)………………………………………………66
Bảng 3.5: Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình tại
12 tỉnh năm 2019 (n=5001)……………………………………………………………………………67
Bảng 3.6: Tình trạng mắc bệnh tại thời điểm điều tra của phụ nữ dân tộc thiểu số có
con dưới 5 tuổi năm 2019 (n=899)………………………………………………………………….68
Bảng 3.6: Tình trạng sức khỏe của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi qua khai báo
của mẹ năm 2019 …………………………………………………………………………………………69
Bảng 3.8: Tỷ lệ vị thành niên dân tộc thiểu số đã từng quan hệ tình dục trước hôn
nhân năm 2019 (n=898) ………………………………………………………………………………..70
Bảng 3.9: Tỷ lệ vị thành niên dân tộc thiểu số tự đánh giá tình trạng sức khỏe năm
2019 (n=896)……………………………………………………………………………………………….71
Bảng 3.10: Tình trạng sức khỏe của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi ………….72
Bảng 3.11: Tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số tự đánh giá tình trạng sức khỏe tại
thời điểm điều tra năm 2019 (n=875) ……………………………………………………………..73
Bảng 3.12: Tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số mắc bệnh tại thời điểm điều tra năm
2019 (n=869)……………………………………………………………………………………………….74
Bảng 3.13: Mức độ khó khăn thực hiện các hoạt động của người cao tuổi dân tộc
thiểu số năm 2019 ………………………………………………………………………………………..75
Bảng 3.14: Sự khác biệt về khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất ở người dân
tộc thiểu số năm 2019 (n=5024) …………………………………………………………………….76
Bảng 3.15: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về khoảng cách từ nhà
đến cơ sở y tế gần nhất ở người dân tộc thiểu số năm 2019 ……………………………….77
viii
Bảng 3.16: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số phải bán tài sản để khám chữa
bệnh năm 2019 (n=5024) ………………………………………………………………………………78
Bảng 3.17: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số đã từng phải bán tài sản để chữa bệnh năm 2019………………………………….79
Bảng 3.18: Sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số khám thai từ 4 lần trở lên
trong lần mang thai gần nhất thời điểm điều tra năm 2019 (n=903) ……………………81
Bảng 3.19: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ phụ nữ dân tộc
thiểu số có thai được khám thai từ 4 lần trở lên tại 12 tỉnh năm 2019………………….82
Bảng 3.20: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số mắc bệnh truyền nhiễm (tự
khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 (n=4976) ………………………83
Bảng 3.21: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số mắc bệnh truyền nhiễm (tự khai báo) năm 2019…………………………………..85
Bảng 3.22: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số mắc bệnh không lây nhiễm
(tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 (n=5024)………………….86
Bảng 3.23: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số mắc bệnh không lây nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước cuộc điều tra
năm 2019…………………………………………………………………………………………………….88
Bảng 3.24: Sự khác biệt về tỷ lệ người DTTS bị tai nạn thương tích trong 12 tháng
trước cuộc điều tra năm 2019 (n=4994)…………………………………………………………..89
Bảng 3.25: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số bị tai nạn thương tích trong 12 tháng trước cuộc điều tra ………………………91
Bảng 3.26: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số có vấn đề sức khỏe tâm thần
trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019 (n= 4998) ……………………………………92
Bảng 3.27: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số có vấn đề sức khỏe tâm thần trong 12 tháng trước cuộc điều tra năm 2019
…………………………………………………………………………………………………………………..94
Bảng 3.28: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số hút thuốc lá…………………..95
Bảng 3.29: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số hút thuốc lá năm 2019 ………………………………………………………………………97
ix
Bảng 3.30: Sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu số uống rượu/bia năm 2019
(n=960)……………………………………………………………………………………………………….98
Bảng 3.31: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số uống rượu/bia năm 2019……………………………………………………………………99
Bảng 3.32. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm nhân khẩu học
…………………………………………………………………………………………………………………225
Bảng 3.33: Tình trạng dinh dưỡng ở người dân tộc thiểu số năm 2019 ……………..226
Bảng 3.34: Tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm (tự khai báo) trong 12 tháng trước
cuộc điều tra ở người dân tộc thiểu số năm 2019 ……………………………………………228
Bảng 3.35: Tỷ lệ kết hôn cận huyết thống của đối tượng nghiên cứu năm 2019 …228
Bảng 3.36: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số có con dưới 5 tuổi tự đánh giá tình trạng
sức khỏe năm 2019……………………………………………………………………………………..229
Bảng 3.37: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số có con dưới 5 tuổi tự đánh giá mức độ khó
khăn với các hoạt động trong khoảng thời gian 4 tuần qua năm 2019 ……………….231
Bảng 3.38: Tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ dân tộc thiểu số qua khai báo của mẹ năm
2019………………………………………………………………………………………………………….232
Bảng 3.39: Tỷ lệ vị thành niên dân tộc thiểu số bị tai nạn thương tích trong 12 tháng
trước cuộc điều tra năm 2019……………………………………………………………………….233
Bảng 3.40: Tỷ lệ vị thành niên dân tộc thiểu số tự đánh giá tình trạng sức khỏe năm
2019………………………………………………………………………………………………………….234
Bảng 3.41: Khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động của vị thành niên dân tộc
thiểu số năm 2019 ………………………………………………………………………………………236
Bảng 3.42: Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi tự đánh giá tình trạng sức khỏe
năm 2019…………………………………………………………………………………………………..238
Bảng 3.43: Khó khăn một số hoạt động của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-49 tuổi năm
2019………………………………………………………………………………………………………….239
Bảng 3.44: Tỷ lệ đã từng mang thai ngoài ý muốn của phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15-
49 tuổi có chồng năm 2019 ………………………………………………………………………….241
Bảng 3.45: Tỷ lệ người cao tuổi dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong các hoạt động
năm 2019…………………………………………………………………………………………………..242
x
Bảng 3.46: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về khả năng nói được tiếng
phổ thông ở người dân tộc thiểu số năm 2019………………………………………………..243
Bảng 3.47: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số nói được tiếng phổ thông tại 12 tỉnh năm 2019…………………………………..244
Bảng 3.48: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ có bảo hiểm y tế
của người dân tộc thiểu số năm 2019…………………………………………………………….244
Bảng 3.49: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số có thẻ bảo hiểm y tế tại 12 tỉnh năm 2019………………………………………….245
Bảng 3.50: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu
số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đến cơ sở y tế khám chữa bệnh ……………………..246
Bảng 3.51: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi đến cơ sở y tế khám chữa bệnh tại 12 tỉnh năm
2019………………………………………………………………………………………………………….247
Bảng 3.52: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ người dân tộc thiểu
số có đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng trước điều tra năm 2019…………….248
Bảng 3.53: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người dân tộc
thiểu số có đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra tại 12 tỉnh
năm 2019…………………………………………………………………………………………………..249
Bảng 3.54: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu
số từ 15-49 tuổi có chồng có sử dụng biện pháp tránh thai năm 2019 ……………….250
Bảng 3.55: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ phụ nữ DTTS
15-49 tuổi có sử dụng biện pháp tránh thai tại thời điểm điều tra ở 12 tỉnh năm 2019
…………………………………………………………………………………………………………………251
Bảng 3.56: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu
số từ 15-49 tuổi có chồng đi khám phụ khoa năm 2019 …………………………………..251
Bảng 3.57: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ phụ nữ DTTS
15-49 tuổi có chồng đi khám phụ khoa tại 12 tỉnh năm 2019……………………………253
Bảng 3.58: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ người cao tuổi dân
tộc thiểu số có đo huyết áp trong 12 tháng qua năm 2019………………………………..253
xi
Bảng 3.59: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người cao tuổi
DTTS có đo huyết áp trong 12 tháng trước cuộc điều tra tại 12 tỉnh năm 2019 ….254
Bảng 3.60: Phân tích bất công bằng dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ người cao tuổi dân
tộc thiểu số có xét nghiệm đường huyết trong 12 tháng trước cuộc điều tra……….255
Bảng 3.61: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người cao tuổi
DTTS có xét nghiệm đường huyết trong 12 tháng trước cuộc điều tra tại 12 tỉnh năm
2019………………………………………………………………………………………………………….256
Bảng 3.62: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tình trạng dinh dưỡng
của người trưởng thành DTTS tại 12 tỉnh năm 2019……………………………………….257
Bảng 3.63: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người DTTS bị
ốm đau, bệnh tật tự khai báo trong 3 tháng trước cuộc điều tra tại 12 tỉnh năm 2019
…………………………………………………………………………………………………………………257
Bảng 3.64: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người DTTS sử
dụng nước hợp vệ sinh tại 12 tỉnh năm 2019………………………………………………….258
Bảng 3.65: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người DTTS sử
dụng nhà xí hợp vệ sinh tại 12 tỉnh năm 2019 ………………………………………………..258
Bảng 3.66: Phân tích bất công bằng dựa trên chỉ số tập trung về tỷ lệ người DTTS sử
dụng nước và nhà xí hợp vệ sinh tại 12 tỉnh năm 2019 ……………………………………259
Bảng 3.67: Một số yếu tố làm gia tăng bất công bằng sức khỏe và giải pháp giảm
thiểu bất công bằng sức khoẻ cho người dân tộc Mông năm 2024…………………….25

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment