Suy tim cấp chẩn đoán theo thang điểm PRIDE và các yếu tố liên quan tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Long An

Suy tim cấp chẩn đoán theo thang điểm PRIDE và các yếu tố liên quan tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Long An

Suy tim cấp chẩn đoán theo thang điểm PRIDE và các yếu tố liên quan tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Long An

Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Văn Diệu, Phan Thanh Hồng
Bệnh viện Đa khoa Long An
TÓM TẮT
Cơ sở: Sử dụng NT pro BNP điểm cắt theo tuổi kết hợp đánh giá lâm sàng trong thang điểm PRIDE tăng chẩn đoán suy tim cấp (STC).
Phương pháp: Nghiên cứu (NC) mô tả.
Kết quả: Khảo sát bước đầu 43 bệnh nhân (BN) suy tim theo tiêu chuẩn Framingham, tỉ lệ STC nhập viện chẩn đoán theo thang điểm PRIDE là 97,7%, tuổi trung bình (TB) 71,3 ± 16,7, ≥ 50 tuổi 93%, nữ 76,7%. Không khác biệt có ý nghĩa về tuổi, giới, BMI, hút thuốc lá, tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2, nhồi máu cơ tim (NMCT), nhiễm trùng cấp, nồng độ creatinine huyết thanh (HT), men tim (cTnT-hs), thang điểm PRIDE giữa nhóm STC và không STC. Khác biệt có ý nghĩa nồng độ NT pro BNP ở mức > 450 pg /mL và > 900 pg /mL giữa 2 nhóm (p < 0,05). Khi so sánh các biến số trong thang điểm PRIDE giữa 2 nhóm, khác biệt có ý nghĩa tăng nồng độ NT pro BNP theo tuổi (p < 0,05). Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ NT pro BNP và thang điểm PRIDE, có sự tương quan thuận (r = 1) với phương trình tương quan: y = 4,763 x + 9,63, sự tương quan thuận không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết luận:Kết hợp NT pro BNP và các biến số lâm sàng trong thang điểm PRIDE tăng chẩn đoán STC. Tuy nhiên, cần có dữ liệu nhiều hơn nữa để xác định mối liên quan, tương quan giữa các yếu tố

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment