Suy tim và chăm sóc bệnh nhân suy tim
Luận văn Suy tim và chăm sóc bệnh nhân suy tim.Tim có chức năng như một cái bơm, vừa hút vừa đẩy máu trong hệ thống tuần hoàn. Tim là động lực chính của hệ thống tuần hoàn. Chức năng của hệ tuần hoàn là tưới máu liên tục cho tất cả các tế bào, cung cấp đầy đủ các chất để tế bào hoạt động và đào thải các sản phẩm chuyển hóa của tế bào. Khả năng thay đổi hoạt động để thích nghi của tim rất lớn.Ở người bình thường tim có thể tăng chức năng 8-10 lần lúc hoạt động thể lực tối đa so với lúc nghỉ. Khi tim bị bệnh thì tim không còn khả năng thích như vậy nữa.
Theo GS Phạm Gia Khải – Chủ tịch hội tim mạch Việt Nam, bệnh tim mạch ngày càng gia tăng nhanh chóng kể cả số người mắc và số người tử vong. Nếu như trong những năm 1990 tình hình tử vong do các loại bệnh gây ra đứng đầu nhiễm khuẩn, sau đó là bệnh tim mạch và ung thư thì năm 2000 trở lại đây, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vượt lên hàng đầu, tiếp theo mới đến ung thư và nhiễm khuẩn. Trong các bệnh tim mạch, suy tim là bệnh nguy hiểm nhất.
Tại Việt Nam dù chưa có một nghiên cứu chính thức về tỷ lệ mắc bệnh suy tim, song theo tần suất mắc bệnh của thế giới, ước tính có khoảng 320000 – 1,6 triệu người nước ta bị suy tim. Theo ghi nhận tại Viện tim mạch Quốc gia vào tháng 10 năm 2008, hầu hết các khoa đều trong tình trạng quá tải. Như vậy suy tim hiện nay đang trở thành một vấn đề rất cần sự quan tâm của toàn xã hội.Vì lẽ đó tôi cũng muốn tìm hiểu sâu hơn và làm chuyên đề “Suy tim và chăm sóc bệnh nhân suy tim” để chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chuyên đề đề cập những nội dung chính sau:
1. Giải phẫu và sinh lý tim.
2. Bệnh suy tim.
3. Chăm sóc bệnh nhân suy tim.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TIM 2
1.1. GIẢI PHẪU TIM 2
1.1.1. Hình thể ngoài 2
1.1.2. Hình thể trong của tim 2
1.1.3. Cấu tạo của tim 3
1.2. SINH LÝ TIM 4
1.2.1. Đặc điểm cấu trúc – chức năng của sợi cơ tim. Hệ thống nút tự động 4
1.2.2. Các đặc tính sinh lý của cơ tim 5
1.2.3. Chu kỳ hoạt động của tim 6
1.2.4. Lưu lượng tim 6
1.2.5. Những biểu hiện bên ngoài của chu kỳ tim 7
1.2.6. Điều hòa hoạt động của tim bằng cơ chế thần kinh và thể dịch 7
2. BỆNH SUY TIM 9
2.1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHế BệNH SINH 9
2.1.1. Nguyên nhân 9
2.1.2. Cơ chế bệnh sinh 10
2.2. TRIệU LÂM SÀNG VÀ CậN LÂM SÀNG CủA SUY TIM 12
2.2.1. Suy tim trái 12
2.2.2. Suy tim phải 13
2.2.3. Suy tim toàn bộ 16
2.3. BIếN CHứNG 16
2.4. PHÂN Độ SUY TIM 16
2.5. ĐIềU TRị 17
2.5.1. Những biện pháp điều trị chung 17
2.5.2. Điều trị theo nguyên nhân 20
3. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM 21
3.1. QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG 21
3.1.1. Nhận định 21
3.1.2. Chẩn đoán điều dưỡng 22
3.1.3. Lập kế hoạch chăm sóc 22
3.1.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc 23
3.1.5. Đánh giá quá trình chăm sóc 24
3.2. NHỮNG LƯU Ý VÀ CÁCH PHÒNG TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA BỆNH NHÂN TIM MẠCH 25
3.2.1. Nhận thức đúng về bệnh 25
3.2.2. Không để trạng thái buồn phiền ảnh hưởng đến tim 25
3.2.3. Nụ cười phù hợp cho tim 25
3.2.4. Chế độ hoạt động và nghỉ ngơi 25
3.2.5. Người bệnh nên tắm nước ấm ở nhiệt độ phù hợp, tuyệt dối không tắm nước lạnh, không tắm khi đói bụng hoặc sau khi ăn no. 26
3.2.6. Về ăn uống 26
3.3. BỆNH ÁN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY TIM 27
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO