Tác động cột sống Nguyễn Tham Tán là gì?
Thưa quý bạn!
Người xưa có câu:”Cây có cội, Nước có nguồn”.” Trọng Thầy mới được làm Thầy “. Với truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo, trước khi đi vào những loạt bài tác động đầu và cột sống, xin mời quý bạn tìm hiểu về người sáng lập ra trường phái này. Lương Y Nguyễn Tham Tán sinh ngày rằm tháng giệng năm Ất Mão tức là ngày 28/2/1915 tại Hoàng xá, huyện Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Lương y đã tự lực, tự cường, khổ công nghiên cứu đông y, nam y cổ truyền và y học hiện đại, xây dựng hình thành phuơng pháp tác động cột sống để chẩn bệnh và trị bệnh. Một phương pháp không dùng thuốc, chỉ dùng phần mềm của đầu ngón tay tác động nhu thuật để phát hiện những điểm mất cân bằng, phục hồi sự cân bằng để chữa khỏi bệnh. Lương y Nguyển Tham Tán đã được Bộ Y tế mời về Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, tổ chức nghiên cứu đánh giá một cách khoa học từ 1977 và khẳng định kết quả tốt đạt từ 83% đến 96%, đã được tổ chức giảng dạy đào tạo cán bộ chữa trị bằng phương pháp tác động cột sống ở trường Y Học Tuệ Tỉnh Hà Nội. Trung tâm tác động cột sống do Lương Y Nguyễn Tham Tán làm Giám Đốc được Bộ Y tế và Bộ Khoa học công nghệ và môi trường thành lập và tổng hội các ngành sinh học bảo trợ.
Tác động cột sống là gì?
Tác động cột sống là dùng một số thủ thuật như: áp, vuốt, ấn, vê, miết…tác động vào xương sống. Cột sống là phần nối tiếp từ xương sọ đến xương cùng cụt, gồm:
– 7 đốt sống cổ ( C1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 )
– 12 đốt sống lưng ( D1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 )
– 5 đốt sống thắt lưng (L1, 2, 3, 4, 5 )
– 5 đốt sống xương cùng ( S1, 2, 3, 4, 5 )
– 1 đốt cụt.
Trong hộp sọ có đại não, tiểu não và hành tuỷ, tiếp theo hành tuỷ là tuỷ sống, nói một cách khái quát thì:
– Đại não: điều khiển toàn bộ vận động, cảm giác, tình cảm.
– Tiểu não: điều khiển quá trình giữ thăng bằng.
– Hành tuỷ: điều khiển hoạt động của tim mạch và hô hấp.
Trong hộp sọ là các tế bào não. Tũy sống bao gồm các tế bào thần kinh điều khiển vận động cục bộ, rể sau điều khiển tiếp nhận cảm giác từ bên ngoài dẩn vào như: cảm giác sờ mó, cảm giác nóng lạnh, cảm giác đau…từ ngoài dẫn vào thần kinh trung ương để phân tích và cho các lệnh để dây thần kinh thực hiên. Mỗi đốt sống cho ra một dây thần kinh có tác dụng điều khiển vùng tương ứng với đốt sống đó.
Thí dụ: đốt sống cổ điều khiển hoạt động của tay.
đốt sống thắt lưng điều khiển hoạt động của chân.
Bên cạnh cột sông có hai chuổi hạch là giao cảm và phó giao cảm.
– Thần kinh giao cảm và phó giao cảm còn gọi là thần kinh thực vật. Như vậy, để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể có hai loại thần kinh: thần kinh thực vật và thần kinh động vật.
– Thần kinh động vật điều khiển hành vi, động tác theo ý muốn của cơ thể.
thí dụ: nắm tay, bước đi…
– Thần kinh thực vật điều khiển hoạt động không theo ý muốn cơ thể:
thí dụ: việc tiết mồ hôi, co bóp cơ quan tiêu hoá, co bóp của tim.
Tuy vậy, điều khiển của thần kinh thực vật, cũng chịu tác động của vỏ não _ điều nầy thể hiện ở sự luyện tập của cơ thể, có khả năng điều khiển hệ thần kinh thực vật.
Như vậy, chúng ta thấy PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG với các động tác như áp, day, ấn, miết…sẽ gây một kích thích vào vùng thần kinh của cột sống làm cho hệ thần kinh động vật và thực vật đều tăng hoạt động.
Chúng ta dùng phần mềm của đầu ngón tay đặt tại đốt sống bị lệch, bị lồi, dùng thủ thuật (day, ấn, miết…) tạo sóng cảm giác thích hợp nhất, để cơ thể tự điều chỉnh giải toả ổ bệnh, bởi nó có tác dụng làm tăng lưu thông khí huyết.
Thí dụ:
* Khi một cánh tay bị yếu, khả năng vận động kém, ta tác động cột sống cổ (C3, C4, C5, C7 ), có thể phục hồi lại chức năng vận động của cánh tay đó.
* Khi sản phụ bị tắt sữa, tuyến vú kém tiết sửa, thuốc tây, thuốc ta, châm cứu…bó tay ! Chỉ phương pháp tác động Cột Sống, chúng ta tác động vào vùng lưng (D5, 6, 7, 12 – L1 ), đối xứng với vùng ngực thì thông tia sửa, tuyến sửa thông, tiết sửa ngay.
* Bệnh nhân bị hen, có cơn khó thở, tác động cột sống ( C4 – D1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 – L1 ) có thể giảm hay cắt hẳn cơn khó thở…
Tóm lại, Tác động cột sống là tác động vào hệ thống thần kinh bao nhiêu năm nằm yên, cố định, theo lập trỉnh có sẳn của cơ thể, mặc tình cho ổ bệnh lan tràn.Chúng ta phát bệnh là do những đốt xương cột sống sai trật, lồi, lệch, lõm…đè lên tuỷ sống, đè lên thần kinh ngoại vi làm cho mọi hoạt động của cơ thể, do hệ thống thần kinh điều khiển bị rối loạn sinh ra bệnh.
Phương pháp tác động cột sống là: điều chỉnh xương, gân, cơ, cột sống…để vãn hồi mạch thần kinh, làm tăng lưu thông khí huyết thì thì bệnh nhân khoẻ lại, hết bệnh.