TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN 18 TUỔI NĂM 2020
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN 18 TUỔI NĂM 2020
Nguyễn Thanh Thảo1, Lê Thị Thanh Xuân1, Nguyễn Thị Thu Hiền2
1 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1383 người dân trên 18 tuổi tại 15 tỉnh thành trên cả nước nhằm đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến vấn đề sức khoẻ tâm thần của người dân bằng khảo sát trực tuyến. Kết quả cho thấy, số lượng đối tượng bị ảnh hưởng tâm lý bởi COVID-19 chiếm phần lớn (69%). Giới tính nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam, trình độ học vấn càng cao thì bị ảnh hưởng càng nhiều. Trong đó, chủ yếu là những tác động vừa và nhỏ, tỉ lệ người có triệu chứng tâm thần nặng như: mất ngủ, khó thở, buồn nôn… khi nghĩ tới COVID-19 là khá thấp. Kết quả này giúp tạo tiền đề thúc đẩy xây dựng thêm các nghiên cứu về sức khoẻ tâm thần của người dân trong đại dịch để đề ra những biện pháp can thiệp đúng đắn và kịp thời để cải thiện các vấn đề sức khoẻ tâm thần của người dân.
Tính đến ngày 04/12/2021, trên thế giới có 265.235.504 ca nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó Việt Nam đứng thứ 34 với 1.280.780 ca ghi nhận và25.858 ca tử vong do đại dịch.1Vì thế, Nhà nước đã có các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt như: đóng cửa các trường học, công ty, tạm dừng tất cả các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu, hạn chế di chuyển, tụ tập… Những nỗi lo về sức khoẻ, kinh tế, tương lai… đã và đang tạo nên những áp lực tâm lý vô cùng lớn với mỗi cá nhân.Trong tất cả các đợt dịch từ trước tới nay, phản ứng tâm lý của người dân đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới kiểm soát tình hình dịch bệnh nhưng các nguồn lực thường ít được sử dụng để kiểm soát vấn đề này.2Trong các giai đoạn bùng phát dịch, việc hệ thống y tế ưu tiên dự phòng lây nhiễm và chăm sóc bệnh nhân nguy kịch là hợp lý, tuy nhiên, chúng ta vẫn không nên bỏ qua vấn đề sức khoẻ tâm thần. Vì dù kiểm soát tốt sự lây lan và bùng phát thì chắc chắn vẫn sẽ có tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân3,4, dẫn đến giảm hiệu quả phòng bệnh, gây những ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ. Can thiệp khủng hoảng tâm lý cũng là một phần bắt buộc của hoạt động y tế cộng đồng.5Đặc biệt, bệnh COVID-19 có thời gian ủ bệnh lâu (2 –14 ngày) cùng các triệu chứng không rõ ràng, thậm chí, có thể không có triệu chứng càng khiến tâm lý lo lắng, sợ hãi trở nên nghiêm trọng hơn.Mặc dù, ngành y tế đã nhận thức được sức khoẻ tâm thần sẽ gặp những rủi ro rất lớn từ đại dịch, nhưng tính đến nay, Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu, thống kê về vấn đề này. Vì thế, nghiên cứu này của chúng tôi được thực hiện với mục tiêu: Mô tả thực trạng COVID-19 tác động đến sức khoẻ tâm thần của người dân trên 18 tuổi nhằm cung cấp bằng chứng khoa học cho các nhà quản lý để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời cho người dân
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN 18 TUỔI NĂM 2020