TÁC ĐỘNG CỦA LASER CÔNG SUẤT THẤP LÊN NGUYÊN BÀO SỢI NƯỚU NGƯỜI VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
TÁC ĐỘNG CỦA LASER CÔNG SUẤT THẤP LÊN NGUYÊN BÀO SỢI NƯỚU NGƯỜI VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG.Viêm nha chu là bệnh mạn tính, đa nguyên nhân, là kết quả của tương tác phức tạp giữa vi khuẩn gây bệnh nha chu và ký chủ. Các vi khuẩn gây bệnh phóng thích nhiều loại enzyme, độc tố và hoá chất trung gian có tác động hoạt hóa và kéo dài đáp ứng viêm của ký chủ. Hậu quả sau cùng của tương tác này gây phá hủy mô nha chu, kích thích tiêu xương ổ răng dẫn đến mất răng. Hiện nay, nhiều liên quan giữa viêm nha chu với một số bệnh toàn thân đã và đang được xác định. Việc điều trị hay kiểm soát viêm nha chu không chỉ để giữ răng mà còn mang ý nghĩa dự phòng bệnh toàn thân cũng như các biến chứng của chúng [45].
Trong điều trị viêm nha chu, lấy cao- xử lý mặt chân răng là điều trị cơ bản và là chuẩn vàng đối với bệnh nha chu do mảng bám. Dù vậy, chỉ với lấy cao- xử lý mặt chân răng có thể không ngăn được sự xâm lấn của vi khuẩn gây bệnh, không đạt được sự lành thương tối ưu và gây mất chất mô răng khi lặp lại điều trị [15]. Cùng với các thuốc kháng khuẩn, laser hiện được xem là biện pháp hỗ trợ cho cả điều trị nha chu không phẫu thuật và phẫu thuật [15], [32]. Lợi ích mong đợi nhiều ở laser là tác động diệt khuẩn, khuyến khích tạo bám dính mới, kích thích tái tạo mô và giảm tác dụng phụ sau điều trị [85].
Các nghiên cứu in vitro về sự tăng nhiệt độ trong mô, sự thay đổi hình thái và tính tương hợp sinh học của mặt chân răng, khả năng diệt khuẩn và chức năng sinh học của các tế bào thuộc mô nha chu dưới tác động của laser là cơ sở để thiết lập, chọn lựa các thông số an toàn và mang lại lợi ích cho điều trị. Kết quả các đáp ứng sinh học tế bào dưới tác động của laser có ý nghĩa về tiềm năng sử dụng laserhỗ trợ điều trị đồng thời giúp giải thích cơ chế tác động của laser lên quá trình sửa chữa và tái tạo mô nha chu [100].
Hiệu quả ứng dụng lâm sàng của laser còn khác biệt giữa các nghiên cứu. Một số nghiên cứu dùng laser kết hợp với lấy cao- xử lý mặt chân răng không phẫu thuật hay phẫu thuật có thể giúp nâng cao và kéo dài hiệu quả lâm sàng [9], [18], [107], giảm lượng vi khuẩn dưới nướu [51], [123], cải thiện các chỉ số sinh hóa và2 tế bào [46], [92], giảm đau, giảm biến chứng sau phẫu thuật [59], [108], ức chế sự tiêu xương và kích thích tái tạo mô [27]. Trong khi một số khác chỉ tìm thấy ít lợi ích hoặc không tìm thấy lợi ích thêm vào nào so với điều trị kinh điển [13], [23], [39], [50], [82].
Điều đáng lưu ý là cả trong kết hợp với điều trị nha chu phẫu thuật và không phẫu thuật, cách sử dụng laser là đa dạng và các chuẩn mực về thông số chưa được xác định [29], [83], [101], [114]. Sự đa dạng về thiết bị và thông số kỹ thuật riêng ở mỗi thiết bị khiến cho việc chọn thông số làm việc trở nên khó khăn và thiếu cơ sở lý giải. Do vậy, việc tìm hiểu ý nghĩa tác động của các thông số và hiệu quả ứng dụng chúng trong lâm sàng là cần thiết.
Tại Việt Nam, laser diode 810 nm là loại laser đang được quan tâm trong điều trị nha khoa vì có nhiều ứng dụng. Hiện chỉ có một số ít nghiên cứu về laser trong chuyên khoa Răng Hàm Mặt [1], [5], [7], chưa có nghiên cứu cơ bản và còn rất ít nghiên cứu ứng dụng lâm sàng của laser trong chuyên khoa nha chu [3].
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT
Đánh giá tác động của laser diode công suất thấp lên nguyên bào sợi nướu người và ứng dụng lâm sàng trong điều trị viêm nha chu.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CHUYÊN BIỆT
1. Đánh giá tác động của laser diode 810 nm với các thông số chiếu khác nhau lên sự tăng sinh và sự di cư của nguyên bào sợi nướu người.
2. So sánh hiệu quả lâm sàng giữa hai phương pháp điều trị phẫu thuật vạt có và không kết hợp với laser diode 810 nm sau 3, 6, và 9 tháng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH…i
DANH MỤC CÁC BẢNG……………………………………………………………………………………..iv
DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………………………………………………………vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ …………………………………………………………………..vii
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………….3
1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU TRỊ CỦA LASER DIODE……………………………………………………3
1.2 NGHIÊN CỨU IN VITRO TÁC ĐỘNG CỦA LASER CÔNG SUẤT THẤP LÊN
NGUYÊN BÀO SỢI NƯỚU NGƯỜI …………………………………………………………………..11
1.3 ỨNG DỤNG LÂM SÀNG LASER CÔNG SUẤT THẤP ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA
CHU …………………………………………………………………………………………………………………19
1.4 NHẬN ĐỊNH CHUNG TỪ TỔNG QUAN………………………………………………………26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………27
2.1 NGHIÊN CỨU IN VITRO …………………………………………………………………………….27
2.2 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG ………………………………………………………………………….38
2.3 VẤN ĐỀ Y ĐỨC ………………………………………………………………………………………….51
2.4 TÓM TẮT CÁC QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU………………………………………………….52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………54
3.1 TÁC ĐỘNG CỦA LASER LÊN SỰ TĂNG SINH VÀ DI CƯ CỦA NGUYÊN BÀO
SỢI NƯỚU NGƯỜI……………………………………………………………………………………………54
3.2 SO SÁNH HIỆU QUẢ LÂM SÀNG GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
PHẪU THUẬT VẠT CÓ VÀ KHÔNG KẾT HỢP VỚI LASER SAU 3, 6, VÀ 9
THÁNG…………………………………………………………………………………………………………….66
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………….87
4.1 TÁC ĐỘNG CỦA LASER LÊN SỰ TĂNG SINH VÀ DI CƯ CỦA NGUYÊN BÀO
SỢI NƯỚU NGƯỜI……………………………………………………………………………………………87
4.2 SO SÁNH HIỆU QUẢ LÂM SÀNG GIỮA HAI PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
PHẪU THUẬT CÓ VÀ KHÔNG KẾT HỢP VỚI LASER SAU 3, 6, VÀ 9 THÁNG ..984.3 Ý NGHĨA ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI ………………………………………………………….120
4.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………………………………………..120
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………..121
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………………….123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Các laser thường dùng trong điều trị bệnh nha chu và bệnh quanh
Implant …………………………………………………………………………………………………………3
Bảng 1.2 Tóm tắt các thông số và các đáp ứng tế bào trong các nghiên cứu đánh giá
tác động của laser lên NBS nướu người ………………………………………………………….18
Bảng 1.3 Tóm tắt các thông số trong các nghiên cứu ứng dụng lâm sàng laser tác
dụng kích thích sinh học ……………………………………………………………………………….25
Bảng 2.4 Tóm tắt các biến trong nghiên cứu in vitro ………………………………………..28
Bảng 2.5 Tóm tắt các thông số cài đặt cho các nhóm trong nghiên cứu in vitro……33
Bảng 2.6 Tóm tắt các biến trong nghiên cứu lâm sàng………………………………………44
Bảng 3.7 So sánh giá trị mật độ quang giữa các thời điểm trong cùng nhóm ……….55
Bảng 3.8 So sánh giá trị mật độ quang giữa các nhóm tại mỗi thời điểm ……………56
Bảng 3.9 Tỉ lệ phần trăm diện tích vùng vô bào ở mỗi nhóm tại các thời điểm trước
chiếu và sau chiếu 24, 48 giờ…………………………………………………………………………63
Bảng 3.10 So sánh tỉ lệ phần trăm diện tích vùng vô bào giữa từng cặp nhóm……..63
Bảng 3.11 Đặc điểm mẫu trong nghiên cứu lâm sàng ……………………………………….66
Bảng 3.12 Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu trước phẫu thuật………………….67
Bảng 3.13 Thay đổi các chỉ số nha chu lâm sàng trước và sau điều trị ở mỗi nhóm68
Bảng 3.14 Các chỉ số nha chu lâm sàng của hai nhóm sau 3, 6, 9 tháng điều trị …..70
Bảng 3.15 Các chỉ số GI, PD, GR, CAL trước và sau điều trị ở các túi 5-6 mm …..71
Bảng 3.16 Các chỉ số GI, PD, GR, CAL trước và sau điều trị ở các túi ≥7 mm ……73
Bảng 3.17 Số lượng các túi nha chu ở các thời điểm trước và sau điều trị……………76
Bảng 3.18 Tỉ lệ phần trăm các loại túi sau điều trị ở các túi có độ sâu ban đầu
≥7 mm ………………………………………………………………………………………………………..77
Bảng 3.19 Đặc điểm lâm sàng của nam hút thuốc lá trước phẫu thuật………………..78
Bảng 3.20 Thay đổi các chỉ số nha chu lâm sàng trước và sau điều trị trên đối tượng
nam có hút thuốc lá………………………………………………………………………………………79v
Bảng 3.21 Các chỉ số nha chu lâm sàng của hai nhóm sau 3, 6, 9 tháng điều trị đối
tượng nam hút thuốc lá …………………………………………………………………………………81
Bảng 3.22 Số lượng các túi nha chu ở các thời điểm trước và sau điều trị ở nam hút
thuốc lá……………………………………………………………………………………………………….82
Bảng 3.23 Tỉ lệ phần trăm các loại túi sau điều trị ở các túi có độ sâu ban đầu ≥5
mm …………………………………………………………………………………………………………….83
Bảng 3.24 Đặc điểm lâm sàng ở nhóm nam điều trị có kết hợp laser tại thời điểm
trước phẫu thuật …………………………………………………………………………………………..84
Bảng 3.25 Các chỉ số PD, GR, CAL trước và sau điều trị ở nhóm nam hút và không
hút thuốc lá………………………………………………………………………………………………….85
Bảng 4.26 Trung bình độ sâu túi trước điều trị ở các nghiên cứu ứng dụng laser
trong điều trị phẫu thuật………………………………………………………………………………106
Bảng 4.27 Tóm tắt các nghiên cứu ứng dụng laser ánh sáng hồng ngoại trên đối
tượng bệnh nhân hút thuốc lá……………………………………………………………………….11