Tắc động mạch và tắc nhánh trung tâm võng mạc: chẩn đoán và điều trị
Tắc động mạch trung tâm võng mạc xuất hiện như một trường hợp giảm sút thị lực trầm trọng nhanh chóng. Thị lực giảm chỉ còn khả năng đếm ngón tay hoặc kém hơn, thị lực cũng thu hẹp một cách phổ biển còn lại một đảo nhỏ ở phía thái dương. Soi đáy mắt phát hiện phù màu xanh xám của võng mạc, rõ nhất ở phần sau và chấm màu anh đào của hoàng điểm. Động mạch võng mạc nhạt màu và hiện tượng đứt khúc trong máu tĩnh mạch có thể thấy rõ. Đôi khi có thể thấy hiện tượng tắc mạch ở động mạch trung tâm hoặc ở các nhánh võng mạc phù nề tồn tại khoảng 5 – 6 tuần, để lại một võng mạc tương đối bình thường nhưng với một đĩa thị bạc màu và mạch máu nhỏ thu hẹp.
Bệnh nhân phải được gửi tới thầy thuốc nhãn khoa như một cấp cứu. Nếu được khám trong vài ba giờ đầu, sau thời gian bắt đầu điều trị cấp cứu – bao gồm đặt bệnh nhân nằm thẳng người, day nhãn cầu, hít liều cao oxy, tiêm acetazolamid tĩnh mạch và trích tiền phòng có thể giải quyết tình trạng giảm thị lực. Điều trị chống đông máu còn cần được đánh giá.
Vấn đề chính trong xử trí là xác định tổn thương nằm dưới có thể điều trị được. Viêm tĩnh mạch do tế bào khổng lồ cần được loại trừ đối với tất cả bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt do nguy cơ rất cao trong những ngày đầu của tổn thương ở mắt bên kia. Khi đã chẩn đoán viêm mạch máu do tế bào khổng lồ, dựa trên cơ sở của những dấu hiệu phối hợp (nhức đầu và đau cơ) các dấu hiệu lâm sàng và cả trên cơ sở tốc độ huyết trầm tăng cao, cần điều trị ngay bằng một điều lượng độc nhất methyl prednisolon, 250 – 500 mg tĩnh mạch trong vòng 24 giờ từ khi bệnh khởi đầu, sau đó bằng điều lượng cao corticosteroid toàn thân (60 – 80 mg prednisolon một ngày uống). Làm như vậy thị lực có thể phục hồi trong tắc động mạch trung tâm võng mạc. Cần làm sinh thiết động mạch thái dương trong vòng 5 – 7 ngày sau khi điều trị bằng corticosteroid. Nguồn gốc gây tắc của động mạch cảnh và tim cần được xác định và xử trí để giảm bớt nguy cơ đột quỵ. Tắc nhánh động mạch trung tâm võng mạc cũng có thể gây giảm sút thị lực nếu hoàng điểm bị tổn thương tuy nhiên bệnh nhân hay than phiền nhiều hơn vì mất thị trường. Dấu hiệu đáy mắt của phù nề võng mạc và các chấm sợi bông ở cạnh được khu trú ở diện võng mạc được mạch máu nuôi dưỡng bị tắc. Những nguyên nhân gây tắc về mặt tỷ lệ thì phổ biến hơn là trong tắc động mạch trung tâm võng mạc. Cũng có thể lưu ý trên bệnh đau nửa đầu, uống thuốc chống thai và viêm mạch máu. Kháng thể chống phospholipid đã biết được phối hợp với tắc nhánh và tắc động mạch trung tâm trên người trẻ. Bệnh nhân bị tắc nhánh động mạch trung tâm võng mạc cần được gửi cấp cứu đến thày thuốc nhãn khoa.