Tác dụng bảo vệ của viên nén “Dạ dày An Châu” trên chuột cống trắng được gây mô hình trào ngược dạ dày thực quản thực nghiệm
Tác dụng bảo vệ của viên nén “Dạ dày An Châu” trên chuột cống trắng được gây mô hình trào ngược dạ dày thực quản thực nghiệm
Trần Thanh Tùng, Đào Việt Hoàng, Đặng Thị Thu Hiên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ thực quản của viên nén Dạ dày An Châu (DDAC) trên động vật thực nghiệm được gây mô hình trào ngược dạ dày thực quản. Chuột cống trắng chủng Wistar được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con: Lô chứng sinh học, lô mô hình, lô chứng dương (esomeprazol), Dạ dày An Châu uống liều 0,58g/kg/ngày và 1,74g/kg/ngày trong thời gian 15 ngày liên tục. Chuột cống trắng được phẫu thuật thắt môn vị và tâm vị kết hợp với uống indomethacin liều 40mg/kg trước để gây trào ngược dạ dày thực quản, các chỉ số được đánh giá: Thể tích dịch vị, pH dịch vị, độ acid dịch vị, diện tích tổn thương và chỉ số thực quản. Kết quả nghiên cứu cho thấy DDAC ở cả hai liều 0,58g/kg/ngày 1,74g/kg/ngày có tác dụng bảo vệ thực quản thông qua việc làm giảm thể tích dịch vị, tăng pH dịch vị, giảm độ acid toàn phần và độ acid tự do, giảm diện tích tổn thương và chỉ số thực quản so với lô mô hình.
rào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các thành phần trong dạ dày đi qua cơ thắt tâm vị lên thực quản. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, nhất là sau các bữa ăn, tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ gây bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease – GERD). Tổn thương của thực quản chủ yếu là do tiếp xúc quá nhiều với các chất có trong dạ dày kết hợp với suy giảm các cơ chế bảo vệ khác nhau ngăn trào ngược vào thực quản và bảo vệ niêm mạc thực quản. Acid dạ dày đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm thực quản trào ngược nên đánh giá độ acid của dịch vị được coi là việc cần thiết trong kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Các thuốc làm giảm tiết dịch vị như thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton đãđược chứng minh là có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm thực quản do trào ngược ở người và động vật.1 Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý phổ biến và đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đâytrên thế giới, trong đó có Việt Nam. Số liệu đượcnghiên cứu năm 2018 của Eusebi LH và cộng sự đãước tính rằng tỉ lệ hiện mắc ước tính của trào ngược dạ dày thực quản ở các vùng Bắc Mỹ từ 10,7 – 20,9%, Nam Mỹ từ 11 – 25,3%, Bắc Âu từ 13,6 – 17,5%, Đông Nam Á từ 11,5 – 35%.2Theo nghiên cứu của Quách Trọng Đức và các cộng sự tại Việt Nam năm 2012, tỷ lệ mắc GERD trong số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa trên là khoảng 45,3%, tỷ lệ viêm thực quản do GERD khoảng 16,9% các bệnh nhân đượcđánhgiá trên nội soi đường tiêu hóa trên.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com