TÁC DỤNG CỦA LEVOBUPIVACAIN PHỐI HỢP FENTANYL TRONG GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY SAU PHẪU THUẬT

TÁC DỤNG CỦA LEVOBUPIVACAIN PHỐI HỢP FENTANYL TRONG GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY SAU PHẪU THUẬT

TÁC DỤNG CỦA LEVOBUPIVACAIN PHỐI HỢP FENTANYL TRONG GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY SAU PHẪU THUẬT
Nguyễn Xuân Tiến1, Nguyễn Ngọc Thạch2, Nguyễn Ngọc Toàn2, Tống Đức Minh2
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Học viện Quân y
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng vô cảm, ức chế vận động, giảm đau sau phẫu thuật của phương pháp gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng levobupivacain phối hợp fentanyl. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có nhóm chứng trên 100 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật từ 1/3 dưới cánh tay đến ngón tay dưới gây tê ĐRTKCT tại Bệnh viện quân y 175 từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2022. Kết quả: Thời gian tiềm tàng ức chế cảm giác đau ở nhóm I thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm II. Thời gian tác dụng ức chế cảm giác đau và giảm đau sau phẫu thuật ở nhóm I cao hơn có ý nghĩa so với nhóm II. Thời gian tiềm tàng ức chế vận động ở nhóm I thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm II. Thời gian tác dụng ức chế vận động ở nhóm I cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm II. Tỷ lệ chất lượng vô cảm tốt ở nhóm I là 90%, cao hơn ở nhóm II (88%). Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Chưa rõ sự liên quan giữa tuổi, giới, tình trạng ASA với thời gian ức chế cảm giác, thời gian ức chế vận động. Kết luận: Hiệu quả vô cảm, ức chế vận động và giảm đau của nhóm phối hợp levobupivacain-adrenalin-fentanyl cao hơn nhóm chỉ sử dụng đơn thuần levobupivacain-adrenalin.

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) là  kỹ  thuật  gây  tê  vùng  được  thực  hiện  bằng cách đưa thuốc tê hoặc hỗn hợp thuốc tê vào bao ĐRTKCT.  Hiện  nay,  gây  tê ĐRTKCTlà phương  pháp  vô  cảm  thường  được  sử  dụng trong các trường hợp phẫu thuật chi trên. Để gây tê ĐRTKCT người ta thường phối hợp thuốc tê với  một  số  thuốc  khác  như  adrenalin, dexmedetomidin,   dexamethason,   fentanyl [1]. Hiện nay trên thế giới đã có một số nghiên cứu sử dụng levobupivacain phối hợp với fentanyl để gây  tê  ĐRTKCT  cho  phẫu  thuật  chi  trên,  tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều công bố, do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: “Đánh  giá  tác  dụng  vô  cảm,  ức  chế  vận động,  giảm  đau  sau  phẫu  thuật  của  phương pháp gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng levobupivacain phối hợp fentanyl”.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
levobupivacain-fentanyl, gây tê đám rối thần kinh cánh tay

Tài liệu tham khảo
1. Abo-Elnassr L.M Eissa R.E, Amin S.M.and Mohamed R.M (2018). The Effect of Adding Dexmedetomidine or Fentanyl to Levobupivacaine for Ultrasound-guided Supraclavicular brachial plexus block in Upper Extremity Sugeries. The Egyptian Journal of Hospital Medicine, 73(2). 
2. Mengesha Dessie Allene, Agmuas Asichale Alimawu, Semagn Mekonen Abate, et al. (2020). The effectiveness of adding tramadol versus fentanyl as an adjuvant to bupivacaine on brachial plexus block: A double blind, randomized controlled trial24: 85-90. 
3. Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Thị Bạch Yến, Nguyễn Văn Quyền, et al. (2020). Đánh giá một số yếu tố tương quan ảnh hưởng đến gây tê đám rối thần kinh cánh tay trong phẫu thuật chi trên. Tạp chí y học lâm sàng, 60: 23-30. 
4. Fawzy Abbas Hala Mahmoud, Mahmoud Gamal El-Din Youssef et al (2020). “Comparison between Levobupivacaine Alone and Levobupivacaine with Fentanyl in Extending the Duration and Postoperative Analgesia of Supraclavicular Brachial Plexus Block for Elective Upper Limb Orthopedic Surgeries. The Egyptian Journal of Hospital Medicine, 81(2). 
5. Mengesha Dessie Allene, Agmuas Asichale Alimawu, Semagn Mekonen Abate, et al. (2020). The effectiveness of adding tramadol versus fentanyl as an adjuvant to bupivacaine on brachial plexus block: A double blind, randomized controlled trial. International Journal of Surgery Open, 24: 85-90. 
6. Jadranka pavičić šarić, jelena zenko, vanja vončina, et al. (2015). Effects of age on onset time and duration of sensory blockade in ultrasound guided supraclavicular block Abstract117 (2): 287-290. 
7. Sükran Geze, Hülya Ulusoy, Engin Ertürk, et al. (2012). Comparison of Local Anesthetic Mixtures with Tramadol or Fentanyl for Axillary Plexus Block in Orthopaedic Upper Extremity Surgery9(2). 
8. Xavier Paqueron, Gilles Boccara, Mouhssine Bendahou, et al. (2002). Brachial plexus nerve block exhibits prolonged duration in the elderly97(5): 1245-1249. 
9. Phạm Văn Quỳnh, Trịnh Xuân Trường, Hoàng Văn Chương, et al. (2014). Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng Lindocain phối hợp với Dexamethason trong phẫu thuật chi trên Y học thực hành, 905(2): 6-9. 
10. Nguyễn Trung Nhân (2020), Hiệu quả gây tê đám rối cánh tay đường dưới đòn với Bupivacain liều thấp trong phẫu thuật cẳng tay. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment