TÁC DỤNG CỦA PHÚC CHÂM KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHI TRÊN Ở BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO
TÁC DỤNG CỦA PHÚC CHÂM KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHI TRÊN Ở BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO
Vũ Thị Nguyệt 1, Nguyễn Quang Ân, Dương Trọng Nghĩa3,
Đánh giá tác dụng của phúc châm kết hợp với vận động trị liệu trong phục hồi chức năng vận động chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021 – 2022. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị. 60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu điều trị bằng phúc châm kết hợp vận động trị liệu, nhóm chứng điều trị bằng vận động trị liệu. Kết quả: Sau 6 tuần điều trị, bệnh nhân nhóm nghiên cứu cải thiện vận động tay liệt theo thang điểm Fugl – Meyer, cải thiện chức năng khéo léo bàn tay liệt, cải thiện điểm Barthel tốt hơn nhóm chứng, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Phúc châm kết hợp vận động trị liệu có tác dụng phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp.
Với sự tiến bộ của Y học trong những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ não mới và tái phát đã có xu hướng giảm xuống. Tuy vậy, theo thống kê bệnh tật của Hoa Kỳ (2021) khi xét riêng với các bệnh tim mạch khác, đột quỵ đứng hàng thứ 5 trong số tất cả các nguyên nhân gây tử vong, sau các bệnh tim, ung thư, bệnh hô hấp dưới mãn tính và chấn thương hoặc tai nạn không chủ ý.4Đột quỵ não bao gồm: nhồi máu não (NMN) và xuất huyết não, trong đó tỷ lệ NMN chiếm 80-85%. Các di chứng do NMN để lại chiếm tỷ lệ cao, chủ yếu là di chứng về vận động, chiếm 92,6%.2Các nghiên cứu về sự phục hồi vận động chi trên sau tai biến cho thấy việc sử dụng chi trên bị liệt là rất quan trọng đối với cuộc sống của người bệnh nhưng điều này chưa được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe quan tâm. Do đó cần phải phục hồi chức năng (PHCN) chi trên sớm nhằm làm giảm tối đa các di chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.Tại Trung Quốc, phúc châm đã được tác giả Bạc Trí Vân tiến hành nghiên cứu hơn 20 năm, là phương pháp châm sử dụng các huyệt ở vùng bụng, lấy lý luận của kỳ kinh bát mạch, kinh dịch và bát quái làm cơ sở. Sau đó nhiều tác giả Trung Quốc cũng đã sử dụng lý luận này để điều trị một số bệnh mạn tính trong đó có PHCN vận động cho bệnh nhân đột quỵ não.7Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng của phúc châm kết hợp với phương pháp vận động trị liệu trong PHCN chi trên cho bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Vì vậy để tìm hiểu rõ hơn lợi ích của sự kết hợp hai phương pháp này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: “Đánhgiá tác dụng của phúc châm kết hợp với vận động trị liệu trong phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021-2022”.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu não, phúc châm, vận động trị liệu.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Trần Văn Chương. “Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não”. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nhà xuất bản Y học, 2010, tr550-604.
2. Nguyễn Văn Đăng. “Tai Biến Mạch Máu Não”, Thực hành thần kinh các bệnh và hội chứng thường gặp. Nhà xuất bản Y học, 2007, tr569-573
3. Nguyễn Thị Hồng Liên. Đánh Giá Tác Dụng Của Phúc Châm Trong Phục Hồi Chức Năng Vận Động ở Bệnh Nhân Liệt Nửa Người Do Nhồi Máu Não Sau Giai Đoạn Cấp. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội, 2019.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com