TÁC DỤNG HẠ ACID URIC CỦA CAO CHIẾT DIỆP HẠ CHÂU VÀ NGHỆ TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG TĂNG ACID URIC DO OXONAT
TÁC DỤNG HẠ ACID URIC CỦA CAO CHIẾT DIỆP HẠ CHÂU VÀ NGHỆ TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG TĂNG ACID URIC DO OXONAT
Nguyễn Phương Dung
TÓM TẮT :
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Diệp hạ châu và Nghệ là 2 vị thuốc cổ truyền được sự sử dụng rộng rãi ở Việt Nam để điều trị các bệnh gan, thấp khớp, sưng viêm, gút, … Công trình này được tiến hành để đánh giá tác dụng hạ acid uric của cao cồn Diệp hạ châu và Nghệ trên chuột nhắt trắng tăng acid uric do kali oxonat
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm bệnh – chứng, lựa chọn ngẫu nhiên, từ tháng 9/2009 đến tháng 02/2010.
Đối tượng nghiên cứu: 30 chuột nhắt, chủng Swiss albino, trọng lượng 18 – 22 g, mua tại Viện Vắcxin & Sinh phẩm Y tế – Nha Trang. Chuột thí nghiệm được gây tăng acid uric thực nghiệm bằng kali oxonat
Phương tiện đánh giá: Nồng độ acid uric trước và sau khi uống cao chiết cồn Diệp hạ châu, Nghệ. Khả năng ức chế xanthine oxidase ở các nồng độ khác nhau (10, 25, 50, 100 µl/ml)
Kết quả chính: Cao cồn Diệp hạ châu (uống, 20g/kg) giảm 58,48% nồng độ acid uric (P<0,05) sau 7 ngày và gần với trị số bình thường sau 14 ngày dùng thuốc. Cao cồn Nghệ (uống, 20g/kg) giảm 52,29% nồng độ acid uric (P<0,05) sau 7 ngày dùng thuốc và 58,42% sau 14 ngày dùng thuốc. Cả 2 cao chiết đều thể hiện tác dụng ức chế enzym xanthine oxidase.Kết luận: Cao cồn Diệp hạ châu và Nghệ có tác dụng hạ acid uric trên mô hình thực nghiệm và thể hiện tác dụng ức chế enzym xanthine oxydase.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất