TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA HOÁ CHẤT PHÁC ĐỒ CAP TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT GIAI ĐOẠN MUỘN

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA HOÁ CHẤT PHÁC ĐỒ CAP TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT GIAI ĐOẠN MUỘN

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA HOÁ CHẤT PHÁC ĐỒ CAP TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT GIAI ĐOẠN MUỘN
Đỗ Hùng Kiên1, Nguyễn Văn Tài1
1 Bệnh viện K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số tác dụng không mong muốn của phác đồ hoá chất CAP trên bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn tại bệnh viện K từ 01/2015 đến 10/2021. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu 36 bệnh nhân (BN) ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn được chẩn đoán và điều trị hoá chất tân CAP tại Bệnh viện K từ từ 01/2015 đến 10/2021. Kết quả: Bệnh nhân chủ yếu điều trị 6 chu kỳ CAP, chiếm tỷ lệ 89,9%. Tổng số chu kỳ hoá chất trong nghiên cứu 204, số chu kỳ trung bình là 5,67. Liều điều trị đạt 100% chiếm 91,6% các bệnh nhân. Có 15,6% bệnh nhân trì hoãn hoặc gián đoạn điều trị, Không có bệnh nhân giảm liều hoá chất vì tác dụng không mong muốn của hoá chất. Về tác dụng không mong muốn của phác đồ, độc tính suy tuỷ ít gặp và thường độ 1-2, trong đó chủ yếu hạ bạch cầu và hạ bạch cầu hạt, chiếm lần lượt 44,4% và 47,2%. Không gặp độc tính độ 4 hoặc biến chứng. Tác dụng không mong muốn ngoài hệ tạo huyết như nôn, buồn nôn và rụng tóc, chỉ gặp độc tính độ 1-2, không gặp độ 4. Kết luận: Dung nạp tốt của phác đồ CAP trên bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn, chủ yếu độc tính độ 1-2, không ghi nhận trường hợp tử vong do hoá trị.

Ung thư tuyến nước bọt là một trong những loại  ung  thư  hiếm  gặp,  trong  đó  các  thể  giải phẫu bệnh hay gặp đó là carcinoma dạng tuyến nang, carcinoma biểu bì nhầy, … Đối với ung thư tuyến  nước  bọt  giai  đoạn  muộn,  bệnh  nhân thường  có  một  thời  gian tiến  triển  kéo  dài  và biểu hiện đa dạng tùy từng bệnh nhân và thể bệnh, và thường không xuất hiện các triệu chứng trên lâm sàng. Chỉ định điều trị hoá chất toàn thân  trong  ung  thư  tuyến  nước  bọt  giai  đoạn muộn tuỳ thuộc vào sự tiến triển của bệnh, triệu chứng  toàn  thân  của  bệnh  nhân,  ảnh  hưởng chức năng cơ quan đích và sự ảnh hưởng toàn trạng của người bệnh[1],[2].Tại Việt Nam và Bệnh viện K, điều trị bước 1 ung thư tuyến nước bọt giai đoạn tái phát di căn vẫn là hóa chất toàn thân khi có chỉ định, trong đó phác đồ CAP được sử dụng phổ biến với tỷ lệ đáp ứng và độ an toàn đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của hóa chất toàn thân trên nhóm  bệnh  nhân Việt Nam, do đó chúng tôi thực hiện đề tài này nhằmmục tiêu: “Phân tích tác dụng không mong muốn của phác đồ hoá chất CAP trên bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn tại bệnh viện K từ 01/2015 đến 10/2021”.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment