TẮC RUỘT DO DỤNG CỤ TỬ CUNG LẠC CHỖ VÀO TRONG Ổ BỤNG: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
TẮC RUỘT DO DỤNG CỤ TỬ CUNG LẠC CHỖ VÀO TRONG Ổ BỤNG: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Hồ Chí Thanh1; Đặng Việt Dũng*; Nguyễn Văn Thành1
TÓM TẮT
Dụng cụ tránh thai trong tử cung là một biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam do hiệu quả cao, rủi ro và chi phí thấp. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số biến chứng quan trọng, trong đó có di chuyển dụng cụ tử cung sang các cơ quan lân cận vào trong ổ bụng. Chúng tôi báo cáo 1 ca bệnh nhân nữ, 72 tuổi, đặt dụng cụ tử cung > 30 năm. Khởi phát bệnh 3 ngày với hội chứng tắc ruột cơ học, đau bụng cơn, buồn nôn và nôn, bí trung tiện. Chụp X quang ổ bụng và chụp CT thấy hình ảnh tắc ruột, dụng cụ tử cung nằm trong ổ bụng. Bệnh nhân được mổ cấp cứu thấy một đoạn ruột non chui vào trong lòng dụng cụ tử cung gây tắc ruột và hoại tử hồi tràng. Phẫu thuật cắt đoạn hồi tràng bằng stapler, nối bên-bên. Sau mổ, bệnh nhân hồi phục, cho ăn ngày thứ 4 và xuất viện sau mổ 7 ngày
Dụng cụ tránh thai trong tử cung (DCTC) được sử dụng phổ biến rộng rãi trên thế giới và Việt Nam do thuận tiện, rẻ tiền và hiệu quả. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn một số biến chứng như đau bụng, chảy máu, thủng tử cung [1]. Di chuyển DCTC vào trong bụng theo các báo cáo < 0,1%. Tuy nhiên, đây là biến chứng nguy hiểm, gây tổn thương các tạng trong ổ bụng, có thể gây thủng ruột, viêm phúc mạc hoặc tắc ruột và hoại tử ruột [2, 3]. Chúng tôi báo cáo một trường hợp phụ nữ 72 tuổi, đặt DCTC > 30 năm, biến chứng chui vào trong ổ bụng gây hoại tử hồi tràng
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất