TĂNG KALI MÁU
TĂNG KALI MÁU
I- ĐẠI CƯƠNG TĂNG KALI MÁU
Tăng kali máu được định nghĩa là khi lượng kali huyết thanh tăng trên 5 mEq/L.
II- BIỂU HIỆN LÂM SÀNG
Hậu quả nghiêm trọng nhất của tăng kali máu là độc tính trên tim, thứ phát sau ảnh hưởng của kali lên điện thế màng tế bào. bệnh nhân có thể cảm giác đánh trống ngực, ngất hoặc nặng nhất đến mức ngưng tim đột ngột. Tuy nhiên các triệu chứng này không tương ứng tốt với mức độ tăng kali máu.
Một số trường hợp tăng kali máu biểu hiện lâm sàng là yếu cơ, có thể tiến tới liệt mềm và giảm thông khí nếu cơ hô hấp bị ảnh hưởng.
III- XÉT NGHIỆM
Biểu hiện sớm nhất trên ECG gồm sóng T cao, nhọn. Tăng kali nặng hơn sẽ xuất hiện PR kéo dài, QRS giãn rộng, chậm dẫn truyền nhĩ – thất, mất sóng P. QRS giãn rộng tiến triển và che lấp sóng T sẽ tạo ra hình ảnh sóng một pha. Hậu quả sau cùng thường là rung thất và vô tâm thu.
Tăng kali máu cũng đưa đến tình trạng toan chuyển hóa
IV- ĐIỀU TRỊ TĂNG KALI MÁU
Tăng kali máu với thay đổi trên ECG là một cấp cứu nội khoa và cần phải điều trị ngay lập tức để giảm thiểu sự khử cực màng tế bào trong vài phút, chuyển kali vào nội bào trong 30-90 phút kế tiếp, và sau đó là thải trừ kali ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, phải ngưng kali ngoại sinh và các thuốc kháng kali niệu
– Calcium gluconate : làm giảm kich hoạt màng tế bào nhưng không làm giảm nồng độ kali máu. Liều thường dùng là 10ml 10% tiêm tĩnh mạch chậm trong 2 – 3 phút. Hiệu quả bắt đầu chỉ sau vài phút nhưng thời hạn ngắn (30 – 60 phút), có thể cho 1 liều lặp lại sau nếu không có thay đổi trên ECG sau 5 – 10 phút.
– Insulin : chuyển kali vào nội bào và tạm thời làm giảm kali máu. bệnh nhân bị tãng đýờng huyết chỉ nên dùng insulin một mình. Liều thường dùng là pha 10 – 20 đơn vị insulin thường trong 25 – 50g glucose truyền tĩnh mạch. Nếu có hiệu quả, kali máu sẽ giảm 1 – 1.5mEq/L trong 15 – 30 phút, và tác dụng sẽ kéo dài vài giờ
– NaHCO3 : cũng chuyển kali vào nội bào. Trong điều trị cấp cứu có thể truyền dưới dạng dung dịch đẳng trương (3 ống NaHCO3 7,5% (134mmol) hay 8.4% (150mmol) pha trong 1 L glucose 5%). Là điều trị lý tưởng nhất đối với những bệnh nhân tăng kali nặng có kèm theo nhiễm toan chuyển hóa. Những bệnh suy thận giai đoạn cuối đáp ứng rất ít với điều trị này và có thể dẫn đến dư muối, quá tải tuần hoàn.
β- P2 giao cảm : làm tăng hấp thu kali của tế bào. Bắt đầu có tác dụng sau 30 phút, làm giảm kali máu 0,5 đến 1,5 mEq/L, hiệu quả kéo dài 2 – 4 giờ. Albuterol có thể dùng với liều 10 – 20 mg đường phun khí dung liên tục trong 30 – 60phút.
– Lợi tiểu quai và thiazide : thường sử dụng kết hợp, có thể tăng bài tiết kali nếu chức năng thận còn đầy đủ.
– Sodium polystyrene sulfonate (Kayexalate) : thúc đẩy sự trao đổi natri và kali trong đường tiêu hóa. Nếu dùng bằng đường uống, liều thường dùng là 25 – 50g pha với 100ml sorbitol 20% để phòng ngừa táo bón. Phương thức này làm hạ kali máu khoảng 0.5 – 1mEq/L trong 1 – 2 giờ và hiệu quả kéo dài 4 – 6 giờ. Kayexalate còn có thể sử dụng bằng cách thụt giữ, 50g Kayexalate pha với 150ml nước lọc. Thụt giữ không nên thực hiện ở những bệnh nhân sau phẫu thuật vì có thể dẫn đến biến chứng hoại tử đại tràng, đặc biệt là những bệnh nhân sau ghép thận.
– Lọc thận (Dialysis) : được chỉ định cho bệnh nhân suy thận và tăng kali máu đe doạ tính mạng nhưng không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
4 ều trị lâu dài khác: bao gồm thay đổi chế độ ăn tránh những thức ăn giàu
kali, điều chỉnh toan chuyển hoá, dùng lợi tiểu để thải kali và sử dụng mineralcorticoid ngoại sinh nếu có suy thượng thận.
* Tuỳ thuộc nồng độ kali máu và bệnh cảnh lâm sàng để lựa chọn các thuốc điều trị:
– Mức độ nhẹ [K+] 5,5-6,5mEq/L: Lợi tiểu, insulin, Kayexalate (a)
– Mức độ trung bình [K+] 6,5-7,5mEq/L: (a) và NaHCO3, β2 giao cảm (b)
– Mức độ nặng [K+] >7,5mEq/L: (b) kết hợp calcium gluconate bảo vệ tế bào cơ tim và chuẩn bị cho bệnh nhân lọc thận.