Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà

Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà

Luận văn Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà.Tâm thần phân liệt (TTPL) là bệnh loạn thần nặng chưa rõ nguyên nhân, có khuynh hướng tiến triển mãn tính, dần dần gây sa sút các mặt hoạt động tâm thần làm cho người bệnh không thể hoà nhập với cuộc sống giađìnhcũng như xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bệnh TTPL chiếm tỷ lệ 0,7 – 1% dân số và ước tính toàn cầu có ít nhất 26 triệu người đang sống chung với TTPL năm 2014 [45, tr.4]. Hơn 50% số người bị TTPL không được chăm sóc thích hợp [40]; khoảng 90% các trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm bệnh TTPL là ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta [44].
Ở Việt Nam, theo khảo sát của ngành tâm thần học Việt Nam kết hợp với WHO khu vực Thái Bình Dương năm 1994 tỷ lệ TTPL khoảng 0,3 – 1% dân số [50], năm 2002 là 0,47 % dân số [25, tr.114-115], năm 2006 tăng lên 0,6% dân số [31]. Theo niên giám thống kê các năm của Bộ Y Tế tỷ lệ người mắc bệnh TTPL/100.000 dân của cả nước: năm 2010 là 192/100.000 dân (Đồng Tháp: 56/100.000 dân) [1, tr.177-178], 133/100.000 dân (Đồng Tháp: 60/100.000 dân) năm 2011 [2,tr.177-178], năm 2012 là 112,8/100.000 dân (Đồng Tháp: 69,2/100.000 dân); tỷ lệ mắc mới của cả nước năm 2012 là 5.889 bệnh trong đó Đồng Tháp mắc mới thêm 130 người [3,tr.178-179], cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của tỉnh Đồng Tháp lên tục tăng lên qua các năm. Đến hết năm 2013, Dự án bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Cộng đồng và Trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia đã quản lý và theo dõi tại cộng đồng 192.545 bệnh nhân TTPL [48]. Hiện nay theo thống kê mới nhất của Viện sức khỏe Tâm thần và Bệnh viện Tâm thần TW1 tính đến tháng 10/2014 có khoảng 250.000 người mắc bệnh TTPL tại Việt Nam [49].

Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách liên quan đến chăm sóc cho người bệnh tâm thần như: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 115/2012/TTLT-BTC-BLDTBXH, trong đóQuyết định số 1215/QĐ-TTG năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong vấn đề chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần. Chủ đề của ngày Sức khỏe
Tâm thần thế giới năm nay (10/10/2014) được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới2 chọn là “Sống chung với tâm thần phân liệt” [45], trong đó nhấn mạnh đến vai trò của việc chăm sóc bệnh nhân TTPL tại nhà, nhưng thực tế hiện nay việc chăm sóc tại nhà vẫn còn nhiều khó khăn do vẫn còn quan niệm đưa đi “thầy cúng” để trị trước khi đưa đến bệnh viện, hoặc sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình nên che giấu, một số gia đình còn nhốt người bệnh lại, hoặc cảm thấy chán nản rồi bỏ mặc, hắt hủi bệnh nhân, những điều đó đã làm cản trở quá trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh tại nhà. Vì thế để việc chăm sóc tại nhà đạt hiệu quả tốt thì thiết nghĩ thái độ là một trong những yếu tố quan trọng cần được quan tâm đầu tiên.
Trong những năm gần đây, thái độ cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm trên các chuyên ngành và đối tượng khác nhau như: tâm lí học, y tế công cộng, xã hội học, giáo dục học tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay chúng tôi vẫn chưa tìm thấy có một nghiên cứu nào về thái độ của người chăm sóc đối với người
bệnh TTPL dưới góc độ tâm lí học.
Từ những lý do trên, trước nhữngđòi hỏi của thực tiễn, chúng tôi thấy việc
nghiên cứu đề tài “Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà” là rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà và những yếu tố tác động đến thái độ của họ. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu một số biểu hiện thái độ tiêu cực của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà.
4. Khách thể nghiên cứu
– Khách thể nghiên cứu chính:100 người chăm sóc cho người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà (đang được Bệnh viện Tâm Thần Đồng Tháp quản lý theo dõi tại nhà).
– Khách thể nghiên cứu bổ trợ: phỏng vấn sâu 10 người bao gồm 1 Bác sĩ tâm thần, 3 điều dưỡng tâm thần, 2 nhân viên đang trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân ở tại trung tâm bảo trợ, nuôi dưỡng người tâm thần; 5 người nhà chăm sóc cho người bệnh

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………….1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI
CHĂM SÓC ĐỐI VỚI BỆNH TÂM THẦNPHÂN LIỆT ĐANG
ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ …………………………………………………………………….7
1.1. Lược sử tình hình nghiên cứu thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân
tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà………………………………………………………….7
1.1.1. Trên thế giới………………………………………………………………………………………7
1.1.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………………………22
1.2. Một số vấn đề lý luận về thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm
thần phân liệt đang điều trị tại nhà………………………………………………………………27
1.2.1. Những vấn đề lý luận về thái độ. ………………………………………………………27
1.2.2. Bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) ……………………………………………31
1.2.3. Chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà …………38
1.2.4. Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt
đang điều trị tại nhà ………………………………………………………………………..40
1.2.5. Biểu hiện thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần
phân liệt đang điều trị tại nhà……………………………………………………………40
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người chăm sóc bệnh nhân tâm
thần phân liệt………………………………………………………………………………….44
Tiểu kết Chương 1 ………………………………………………………………………………………….48
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………..49
2.1. Tổ chức nghiên cứu …………………………………………Error! Bookmark not defined.
2.2. Nội dung và các phương pháp nghiên cứu …………………………………………………….49
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận…………………………………………………………49
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi…………Error! Bookmark not defined.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn…………………………………………………………………….57
2.2.4. Phương pháp quan sát ……………………………………………………………………….58
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………………….58
2.3. Khách thể nghiên cứu của đề tài…………………………………………………………………..61
Tiểu kết Chương 2 ………………………………………………………………………………………….64
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA
NGƯỜI CHĂM SÓC ĐỐI VỚI BỆNH TÂM THẦN PHÂN
LIỆT ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ………………………………………………65
3.1. Thực trạng chung về thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân TTPL
đang điều trị tại nhà ………………………………………………………………………………….65
3.2. Thực trạng thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân TTPL đang điều trị
tại nhà qua các mặt biểu hiện…………………………………………………………………….67
3.2.1. Mặt nhận thức của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần
phân liệt…………………………………………………………………………………………67
3.2.2. Mặt xúc cảm của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần
phân liệt…………………………………………………………………………………………72
3.2.3. Mặt hành vi của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt. ..75
3.2.4. Tương quan giữa các mặt biểu hiện thái độ của người chăm sóc đối
với bệnh nhân tâm thần phân liệt………………………………………………………78
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của của người chăm sóc bệnh nhân tâm
thần phân liệt tại nhà. ………………………………………………………………………………….81
3.3.1. Một số yếu tố thuộc về người chăm sóc ………………………………………………81
3.3.2. Một số yếu tố thuộc về người bệnh……………………………………………………..86
3.3.3 Một số yếu tố thuộc về thông tin truyền thông ………………………………………86
3.4. Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu một số biểu hiện thái độ tiêu cực của
người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt. ………………………………….89
3.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp trên………………………………………………………………89
3.4.2. Mục đích, nội dung và cách thực hiện biện pháp đã được đề xuất. ………….91
Tiểu kết Chương 3 ………………………………………………………………………………………….93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………….95
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………….9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố khách thể tham gia nghiên cứu …………………………………………….61
Bảng 3.1. Thái độ chung của người chăm sóc đối với bệnh nhân TTPL đang
điều trị tại nhà ……………………………………………………………………………….65
Bảng 3.2. Biểu hiện mặt nhận thức của người chăm sóc đối với bệnh nhân
tâm thần phân liệt……………………………………………………………………………68
Bảng 3.3. Biểu hiện mặt xúc cảm của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm
thần phân liệt………………………………………………………………………………….72
Bảng 3.4. Xúc cảm lo lắng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân
liệt đang điều trị tại nhà ………………………………………………………………….73
Bảng 3.5. Biểu hiện mặt hành vi trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tâm thần
phân liệt đang điều trị tại nhà……………………………………………………………75
Bảng 3.6. Tương quan giữa các mặtbiểu hiện thái độ của người chăm sóc đối
với bệnh nhân tâm thần phân liệt………………………………………………………79
Bảng 3.7. So sánh 4 câu hỏi giữa 2 mặt nhận thức và hành vi……………………………..79
Bảng 3.8. Tương quan và hồi quy dự báo tác động của các yếu tố thuộc về
người chăm sóc đến thái độ ……………………………………………………………..81
Bảng 3.9. Điểm trung bình, độ lệch chuẩn và tương quan các nhu cầu của
người chăm sóc ……………………………………………………………………………..85
Bảng 3.10. Đánh giá của người chăm sóc về thông tin truyền thông hiện nay ……….87DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ – HÌNH – BIỂU ĐỒ
Đồ thị 2.1. Phân bố điểm trung bình của mặt nhận thức …………………………………….55
Đồ thị 2.2. Phân bố điểm trung bình của mặt xúc cảm……………………………………….55
Đồ thị 2.3. Phân bố điểm trung bình của mặt hành vi ………………………………………..56
Đồ thị 2.4. Phân bố điểm trung bình chung 3 mặt của thái độ …………………………….57
Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình các mặt biểu hiện thái độ của người chăm sóc đối
với bệnh nhân tâm thần phân liệt…………………………………………………….66
Biểu đồ 3.2. Trạng thái xúc cảm của người chăm sóc khi chăm sóc cho bệnh nhân
tâm thần phân liệt………………………………………………………………………….74
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người chăm sóc có hành vi đưa bệnh nhân tâm thần phân liệt đi
thầy cúng……………………………………………………………………………………..78
Biểu đồ 3.4. So sánh thái độ của người chăm sóc với trình độ học vấn ………………….82
Biểu đồ 3.5. So sánh thái độ của người chăm sóc với nơi sống……………………………..83
Biểu đồ 3.6. So sánh thái độ của người chăm sóc với hình thức chăm sóc ……………..83
Biểu đồ 3.7. So sánh thái độ của người chăm sóc với trải nghiệm nguy hiểm…………84
Biểu đồ 3.8. So sánh thái độ của người chăm sóc với số năm chăm sóc…………………85
Biểu đồ 3.9. Các kênh thông tin về bệnh tâm thần của người chăm sóc …………………8

Leave a Comment