THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG TRONG HUYẾT TƯƠNG BẰNG KỸ THUẬT QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG TRONG HUYẾT TƯƠNG BẰNG KỸ THUẬT QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
Phạm Thu Hiền1,, Trần Thị Chi Mai1,2, Bùi Thị Ngọc Hà3, Nguyễn Thị Huệ 1
Mục tiêu: Đánh giá phương pháp định lượng đồng trong huyết tương bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng lò điện trên máy AA-7000 của Shimadzu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Giới hạn trắng, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng, khoảng tuyến tính, độ chụm và độ chính xác của phương pháp được đánh giá. Kết quả: Giới hạn trắng, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 0,44 µmol/L, 1,06 µmol/L và 2 µmol/L. Khoảng tuyến tính của phương pháp là 2 – 50 µmol/L. Độ lặp lại ở 2 mức nồng độ 11,7 và 21,3 (µmol/L) lần lượt là 3,09 và 2,14 (%). Độ tái lặp ở 2 mức nồng độ trên lần lượt là 6,68 và 4,68 (%). Độ thu hồi của 2 mức QC nằm trong giới hạn cho phép. Độ thu hồi của các mẫu thật thêm chuẩn lần lượt là 108,5; 102,8; và 94,3 (%) nằm trong giới hạn cho phép 80 – 110%, đạt tiêu chuẩn AOAC 2016. Kết luận: Phương pháp xét nghiệm định lượng đồng huyết tương bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử là chính xác và tin cậy, có thể sử dụng trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh rối loạn chuyển hoá đồng.
Đồng là một yếu tố vi lượng thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Hai bệnh lý phổ biến liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa đồng là bệnh Menkes và bệnh Wilson. Bệnh Menkes hay còn gọi là hội chứng tóc dị thường Menkes, là một bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp liên quan đến sự thiếu hụt đồng. Các biểu hiện của bệnh bao gồm tóc thưa, màu đỏ hoe, dễ gãy, chậm phát triển, suy giảm hệ thần kinh yếu cơ và co giật gây chết ở bệnh nhân dưới 10 tuổi (1). Ngược lại, Wilson là bệnh gây nên do sự ứ đọng dư thừa đồng tại nhiều cơ quan với biểu hiện lâm sàng đa dạng và thường gặp nhất là tổn thương tại gan, não và mắt (2).Định lượng đồng trong huyết tương là xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán thiếu hụt đồng, ngộ độc đồng, các bệnh lý di truyền liên quan đến rối loạn chuyển hóa đồng. Để định lượng đồng trong mẫu dịch sinh học, có nhiều phương pháp được áp dụng như: phương pháp đo màu, phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), phương pháp khối phổ cảm ứng plasma (ICP-MS), phương pháp quang phổ phát xạ cảm ứng plasma (ICP-OES). Giá trị sử dụng và tính chính xác của từng phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là phương pháp hay dùng nhất trong phòng xét nghiệm lâm sàng. Hiện tại, khoa Hóa sinh-Bệnh viện Nhi Trung ương đang định lượng đồng trong huyết tương bằng phương pháp đo màu trên máy hóa sinh tựđộng. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, tựđộng hóa hoàn toàn, thời gian trảkết quảnhanh; tuy nhiên hạn chếlà độlặp lại không tốt, đôi khi gây ra các trường hợp kết quảcao giảtạo. Do vậy khoa xây dựng quy trình định lượng đồng trong huyết tương bằng phương pháp quang phổhấp thụnguyên tử. Phương pháp này dựa trên nguyên lý hấp thụnăng lượng của đồng tựdo ởtrong trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạqua đám hơi đồng trong môi trường hấp thụ. Đểcó thểđưa phương pháp vào thực hành thường quy, cần tiến hành thẩm định xác định các thông sốkỹthuật của phương pháp xem có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng hay không. Mục tiêu của nghiên cứu này là thẩm định phương pháp định lượng đồng huyết tương bằng máy quang phổhấp thụnguyên tử.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com