Thẩm định qui trình xác định hiệu giá huyết thanh kháng độc tố uốn ván tinh chế bằng kỹ thuật trung hòa
Ở nước ta cũng như trên thế giới, các loại chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, vi rút v.v… đã được sử dụng rộng rãi cho người nhằm mục đích phòng (vắc xin) và/hoặc chống (huyết thanh miễn dịch) nhiều bệnh nhiễm vi sinh vật. Các chế phẩm sinh học cần phải được kiểm tra chất lượng toàn diện trước khi dùng cho người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả các loạt sinh phẩm trước khi cấp phép xuất xưởng phải được kiểm định nghiêm ngặt về các tính chất an toàn, công hiệu, vô trùng, chất gây sốt và các đặc tính về hoá lý…
Kháng độc tố uốn ván có nguồn gốc từ ngựa được sản xuất và sử dụng trên thế giới từ những năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Ở Việt Nam kháng độc tố uốn ván được Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang sản xuất thành công từ những năm 1980. Tuy vậy trên thị trường trong nước, hiện nay có huyết thanh kháng độc tố uốn ván của 4 nhà sản xuất: Viện vắc xin và Sinh phẩm Y tế (Tetanus Antitoxin), Sanofi – Pasteur (Tetanea), Trung Quốc (Anti¬Teta 2), Hungari (Tetanus Antitoxin). Mỗi năm có khoảng 20 loạt huyết thanh kháng độc tố cần được đánh giá chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Để thực hiện tốt việc xác định hiệu giá huyết thanh kháng độc tố uốn ván tinh chế cần có một qui trình đánh giá có độ tin cậy cao.
Hiện nay, trong khu vực và trên thế giới đang sử dụng phổ biến qui trình xác định hiệu giá huyết thanh kháng độc tố uốn ván bằng kỹ thuật trung hòa. Qui trình này cũng đã được Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế (NICVB) và Viện vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) sử dụng trong nhiều năm và đây cũng là qui trình được ghi trong dược điển Việt Nam 4 (2009). Tuy vậy, qui trình này vẫn chưa được thẩm định đầy đủ và chặt chẽ. Để góp phần khắc phục những hạn chế này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thẩm định qui trình xác định hiệu giá huyết thanh kháng độc tố uốn ván tinh chế bằng kỹ thuật trung hòa ” với 3 mục tiêu sau:
1- Xác định độ đúng của qui trình.
2- Xác định độ chính xác của qui trình.
3- Xác định độ tuyến tính của qui trình
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 14
1.1 Thẩm định qui trình 14
1.1.1 Những trường hợp cần phải thẩm định qui trình 14
1.1.2 Yêu cầu chung 14
1.1.3 Các chỉ tiêu trong thẩm định qui trình xét nghiệm, kiểm định … 15
1.2. Vi khuẩn uốn ván và huyết thanh kháng uốn ván 20
1.2.1 Vi khuẩn uốn ván 20
1.2.2 Kháng độc tố uốn ván 24
1.2.3 Huyết thanh kháng độc tố uốn ván 26
1.2.4 Sản xuất huyết thanh kháng độc tố uốn ván 27
1.3 Kiểm định chất lượng huyết thanh kháng độc tố uốn ván 33
1.3.1 Yêu cầu chung 33
1.3.2 Các tiêu chí kiểm tra chất lượng kháng độc tố uốn ván 33
1.3.3 Xác định hiệu giá huyết thanh kháng độc tố uốn ván bằng kỹ thuật
trung hòa 35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Đối tượng nghiên cứu 40
2.2 Nguyên vật liệu 41
2.2.1 Động vật thí nghiệm 41
2.2.2 Độc tố uốn ván 41
2.2.3 Mẫu chuẩn 41
2.2.4 Mẫu thử nghiệm 41
2.2.5 Dung dịch pha độc tố uốn ván và huyết thanh kháng độc tố uốn ván 41
2.2.6 Dụng cụ 42
2.3 Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1 Thiết kế thử nghiệm và cách xác định độ đúng, hệ số biến thiên, hệ
số tương quan 42
2.3.2 Các bước tiến hành cho một lần thử nghiệm 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1 Độ đúng 48
3.2 Độ chính xác 55
3.3 Độ tuyến tính 62
Chương 4: BÀN LUẬN 63
4.1 Thử nghiệm “có giá trị” và “không có giá trị” 63
4.2 Độ đúng 64
4.2.1 Trọng lượng chuột tham gia thử nghiệm 64
4.2.2 Độ dao động kết quả thử nghiệm 64
4.2.3 Độ đúng của qui trình 65
4.3 Độ chính xác 66
4.3.1 Trọng lượng chuột tham gia thử nghiệm 66
4.3.2 Độ dao động kết quả thử nghiệm 66
4.3.3 Độ lặp lại và độ chính xác trung gian 67
4.4 Độ tuyến tính 67
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích