Thân, củ và Lá cây Khổ sâm có những tác dụng gì tốt

Thân, củ và Lá cây Khổ sâm có những tác dụng gì tốt

Thân, củ và Lá cây Khổ sâm có những tác dụng gì tốt

Khổ sâm – loài cây dùng phổ biến trong dân gian có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên thực tế còn rất nhiều người chưa thực sự biết rõ về loài cây này. Để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cây thuốc này.

Khổ sâm

Khổ sâm – cây thuốc tốt cho con người

1. Cây khổ sâm là gì?

Trong thực tế, cây hổ sâm được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Trong đó cây có những tên gọi như cây dã hòe, cây cù đèn. Ở một số nơi thì người ta gọi là cây khể cốt, khổ sâm bắc. Cây thuộc họ cánh bướm Fabaceae.

Cây cù đèn là một trong những cây thuốc nam được lưu truyền nhiều trong dân gian. Cây có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Lá cây cù đèn có vị đắng và rất lành tính. Vì vậy cây có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu quả.

Trong y học cổ truyền thì loại cây thuốc này được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau. Trong đó nổi bật nhất có thể kể đến như dùng để điều trị bệnh rối loạn nhịp tim. Hay cây thuốc còn hỗ trợ điều trị bệnh tiện huyết, mụn nhọt,…

2. Đặc điểm cây khổ sâm

Cây có rất nhiều đặc điểm khác biệt với các loài cây thuốc khác. Từ thân, lá, cành đều có những nét đặc trưng riêng. Vì vậy chỉ cần bạn nhìn thấy qua một lần có thể dễ dàng nhận biết được chúng khi bắt gặp.

Cây khổ sâm

Cây khô sâm có lá dạng kép

  • Cây có thân hình trụ tròn dài. Cây to phần trên và nhỏ dần ở phần dưới.
  • Cây thường được chia thành trục, dài từ 70 đến 100cm. Đường kính tán cây rộng từ 1 đến 2 cm.
  • Lá cây khổ sâm là dạng lá kép mọc so le nhau.
  • Rễ cây có đặc điểm thuôn dài. Loại rễ to khá già và thường có kẽ nút.
  • Cây có hạt hình cầu giống như quả trứng. Hạt có màu nâu đen rất dễ phân biệt.
  • Cây ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7. Tháng 7 đến tháng 9 là mùa ra quả.

3. Khu vực phân bố khổ sâm

Loài cây sâm này hiện nay đã được tìm thấy ở rất nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Nhung có mặt nhiều nhất ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Người ta còn tìm thấy hình ảnh cây khổ sâm tại Ấn Độ, vùng ven biển Thái Bình Dương. Ở nước ta, cây thuốc này bắt đầu được gieo trồng tại Sa Pa vào những năm 1960. Đến thời điểm hiện tại thì khu vực phân bố của cây đã được mở rộng hơn.

4. Thành phần hóa học của khổ sâm

Trong cây khổ sâm chứa rất nhiều thành phần hóa học. Trong đó tính riêng bộ phận lá đã có đến 4 chất khác nhau: Flavonoid, alcaloid, tanin, polyphenol. Theo nhiều nghiên cứu thì trong rễ và các bộ phận trên cây thuốc còn chứa nhiều chất khác như:

  • D-Matrine, d-Oxymatrine, d-Sophoranol, 5-Hydroxy Marine, I-Anagyrine, I-Sophocarpine,…
  • Rễ và lá cây thuốc chứa nhiều Luteolin-7-Glucoside
  • Kushenin
  • Kuraridinol, Kurarinol, Neokurarinol, Norkurarinol,….

5. Bộ phận khổ sâm dùng làm thuốc phổ biến

Trong thực tế, lá cây khổ sâm là bộ phận chính có nhiều tác dụng. Đặc biệt nó cực kỳ tốt để dùng làm thuốc điều trị bệnh.

Công dụng của cây khổ sâm

Lá có nhiều công dụng

Lá cây thuốc này có thể dùng được ngay cả khi lá còn tươi. Hoặc lá đã được phơi khô vẫn có đảm bảo các dưỡng chất quan trọng bên trong. Do đó sử dụng lá cây thuốc tươi hay khô đều không ảnh hưởng gì.

6. Thời gian thu hái khổ sâm lý tưởng nhất

Lá cây thuốc khổ sâm được thu hoạch vào đúng một lần trong năm. Trong đó thời gian thu hoạch lý tưởng nhất chính là khi cây đang ra hoa. Điều này có nghĩa là lá được thu hoạch giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7.

7. Tác dụng của cây khổ sâm

Theo đông y thì khổ sâm có vị đắng, tính hàn, kinh quy. Chính vì thế nó có nhiều công dụng tốt khi dùng chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh. Đặc biệt cây thuốc có khả năng giúp thanh nhiệt táo thấp, sát trùng,…

Trong nhiều tài liệu còn chỉ ra cây thuốc này có thể giúp chữa được các bệnh tả lỵ. Hay nó có thể chữa các bệnh tiểu tiện khó, ngứa da,…Sau đây chính là những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loài cây thuốc quý này.

7.1. Chống rối loạn nhịp tim

Bệnh rối loạn nhịp tim luôn mang đến sự nguy hiểm tiềm ẩn cho tính mạng con người. Do đó những người mắc chứng bệnh nhịp tim luôn trong tình trạng lo lắng. Đặc biệt họ phải sử dụng thuốc trợ tim thường xuyên để tránh bệnh phát tác.

Thuốc điều trị chứng bệnh rối loạn nhịp tim đều gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dùng. Bởi vì trong các loại thuốc tây luôn chứa các thành phần hóa học gây hại cho sức khỏe. Vì vậy người dùng thuốc điều trị cơ thể luôn hao sức.

Tác dụng của khổ sâm

Cây giúp chống rối loạn tim mạch

Trong thời gian gần đây mọi người sử dụng cây khổ sâm để điều trị chứng rối loạn tim. Loài dược liệu này có thể giúp làm hạ thấp nhịp tim một cách hiệu quả. Do đó sử dụng cây thuốc này có thể giúp nhịp tim ổn định trở lại.

Ngoài ra cây thuốc này còn có khả năng làm tăng lưu lượng máu động mạch vành. Từ đó nó giúp chống lại tình trạng thiếu máu cơ tim. Ở một số cuốn sách đông y còn ghi chép, cây thuốc này có thể làm giảm tính kích thích cơ tim.

7.2. Chữa đau bụng, kiết lỵ

Cây thuốc khổ sâm còn được biết đến công dụng chữa đau bụng, kiết lỵ. Công dụng này khá nổi tiếng trong dân gian và được người dân thường xuyên áp dụng. Kết quả chữa bệnh thu được rất tích cực.

Chữa đau bụng, kiết lỵ bằng cây thuốc này chủ yếu sử dụng phần lá cây. Bởi vì trong lá cây thuốc có chứa nhiều thành phần chất hóa học tốt cho đường ruột. Do đó khi đau bụng hay bị kiết lỵ chỉ cần sử dụng lá thuốc là bệnh có thể khỏi.

Lá cây không chứa các chất độc hại. Chính vì thế dùng để chữa bệnh đau bụng, kiết lỵ hay nhiều bệnh khác cũng rất an toàn. Chỉ cần các bạn nắm rõ các bài thuốc và cách chế biến là có thể đẩy lùi bệnh tật.

Chữa đau bụng, kiết lỵ bằng cây thuốc này không chỉ được lưu truyền trong dân gian. Mà cây thuốc này cũng đã được ghi chú ở trong nhiều cuốn sách đông y. Vì vậy có thể thấy khổ sâm có công dụng chữa bệnh cực kỳ tốt.

7.3. Chữa các bệnh ngoài da, vẩy nến

Bệnh ngoài da, vẩy nến thường không có quá nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên những căn bệnh này sẽ khiến người bệnh đau nhức mình mẩy thường xuyên. Đặc biệt khi mắc các bệnh này cơ thể sẽ trở nên xấu xí.

Theo một số nghiên cứu còn cho thấy bệnh vẩy nến gây nguy cơ cho hội chứng chuyển hóa tim mạch. Đặc biệt đối với những người bị bệnh vẩy nến nặng sẽ chiếm tỷ lệ chuyển hóa cao. Vì vậy chữa trị bệnh kịp thời là giải pháp an toàn nhất.

Khổ sâm chữa bệnh gì

Chữa vẩy nến với khổ sâm

Trong rất nhiều giải pháp chữa bệnh ngoài da, vẩy nến thì sử dụng khổ sâm cho kết quả tốt. Đây chính là công dụng tiếp theo mà loài cây thuốc này mang đến cho con người.

Cây có tác dụng mạnh trong việc giúp ức chế đối với trực khuẩn ly. Đồng thời các chất trong cây thuốc này cũng có khả năng liên cầu khuẩn B,…Từ đó nó giúp làm chậm sự phát tác của các loại nấm ngoài da, vẩy nến,….

Chính vì những tác động này mà cây thuốc này trở nên quan trọng trong việc điều trị bệnh ngoài da. Đồng thời nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả chữa bệnh bằng đông y cho người dân.

7.4. Chống ung thư và miễn dịch

Cây thuốc này có thể sử dụng để điều trị được rất nhiều căn bệnh khác nhau ở con người. Và ngoài tác dụng chữa trị các căn bệnh được giới thiệu ở trên thì chúng còn có tác dụng chống ung thư và miễn dịch.

Lá cây thuốc có chứa một số hợp chất Polysaccharide. Đây là hợp chất có khả năng chống lại sự phát triển của căn bệnh này một cách hiệu quả. Cụ thể polysaccharide giúp ức chế và làm chậm tế bào gốc tự do gây ung thư.

Ngoài ra, sử dụng lá cây còn giúp làm tăng hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Do đó các tế bào ung thư không thể phát triển. Đồng thời nó sẽ bị các hợp chất polysaccharide tiêu diệt. Như vậy cơ thể người mắc bệnh ung thư sẽ được bảo vệ.

Hiện tại loại thuốc dùng để điều trị bệnh ung thư không nhiều. Và cũng chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể trị dứt điểm bệnh hoàn toàn. Do đó sự xuất hiện của cây thuốc này mang lại cho y học một bước tiến mới trong điều trị ung thư.

Quan trọng hơn, nhờ tác dụng chống ung thư của cây khổ sâm mà số lượng bệnh nhân thuyên giảm. Một số bệnh nhân đang điều trị bệnh cũng có thể sử dụng cây thuốc này để cải thiện tình trạng bệnh.

8. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây khổ sâm

8.1. Bài thuốc chữa bệnh rối loạn nhịp tim

Bài thuốc chữa bệnh rối loạn nhịp tim từ cây thuốc quý này chỉ sử dụng phần lá. Các phần còn lại của cây thuốc không có tác dụng chữa trị căn bệnh này. Vì vậy khi chuẩn bị bài thuốc bạn cần nhớ điều này để tránh nhầm lẫn.

Khổ sâm có công dụng gì

Bài thuốc chữa bệnh với khổ sâm

  • Bước đầu tiên để thực hiện bài thuốc chính là chuẩn bị một ít lá.
  • Bước tiếp theo bạn đem tán nhuyễn lá thuốc ra rồi cho thêm 1 ít mật ong vào.
  • Vo lá thuốc tán nhuyễn chung với mật ong thành từng viên thuốc mềm.
  • Bước cuối cùng là sử dụng thuốc để chữa bệnh.

Các bạn nên chia làm 2 lần với mỗi lần uống khoảng 10g. Nên uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Như vậy nó sẽ giúp làm ổn định nhịp tim. Ngoài ra, nó còn có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

8.2. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng với khổ sâm cần rất nhiều nguyên liệu. Mỗi nguyên liệu sẽ có công dụng riêng giúp tạo nên một bài thuốc có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Khổ sâm: 12g
  • Lá khôi: 40g
  • Bồ công anh: 20g
  • Uất kim: 12g
  • Hậu phác: 12g
  • Ngải cứu: 8g
  • Cam thảo: 8g

Thực hiện

Sau khi có đầy đủ các nguyên liệu dùng cho bài thuốc thì bước tiếp theo là sắc thuốc. Đầu tiên bạn dùng tất cả các nguyên liệu đã có đem tán thành bột mịn. Sau đó bạn cho lượng bột thuốc này vào trong một cái lọ để uống dần.

Mỗi ngày bạn có thể pha khoảng 30g bột với nước sôi. Sau đó khuấy đều để bột tan ra trong nước. Như vậy bạn đã có ngay một sản phẩm thuốc có công dụng chữa viêm loét dạ dày tá tràng.

Nếu bạn không tán các nguyên liệu thành bột thì cũng có thể sử dụng sắc để uống. Hai cách này đều có công dụng chữa bệnh là như nhau. Vì vậy bạn có thể lựa chọn cách tiện nhất cho mình.

8.3. Bài thuốc chữa bệnh đau bụng đi ngoài, kiết lỵ

Chữa bệnh đau bụng đi ngoài, kiết lỵ hiện nay không phải khó. Các bạn chỉ cần ra tiệm thuốc là họ sẽ bạn cho bạn thuốc điều trị. Tuy nhiên cách đơn giản hơn mà bạn có thể áp dụng đó chính là chữa bằng khổ sâm.

Bài thuốc chữa đau bụng đi ngoài, kiết lỵ bằng cây thuốc này được thực hiện rất đơn giản.

  • Đầu tiên bạn cần hái một nắm lá cây thuốc. Sau đó bạn hái thêm một nắm lá phèn đen.
  • Bước thứ hai là sơ chế các nguyên liệu thuốc thật sạch sẽ. Cụ thể bạn cần đem nguyên liệu rửa sạch trong nước. Các bạn nên rửa nhiều nước để làm sạch các bụi bẩn bám trên lá thuốc.
  • Bước thức 3 là sắc thuốc. Bạn cho tất cả nguyên liệu vào trong một cái nồi. Sau đó bạn cho nước vào ngập lá rồi đun sôi.
  • Bạn sắc thuốc cho đến khi lượng nước trong nồi đủ dùng cho 1 ngày là được.

Như vậy các bạn đã hoàn thành xong bài thuốc chữa viêm dày tá tràng rồi. Tuy nhiên các bạn nên nhớ một điều là phải uống thuốc thường xuyên. Vậy thì bệnh tình mới có thể khỏi hẳn được.

8.4. Bài thuốc trị ngứa da vẩy nến

Các nguyên liệu dùng cho bài thuốc này cũng rất ít và rất dễ tìm mua. Do đó các bạn chỉ cần tìm hiểu một chút là có thể có ngay bài thuốc đúng chuẩn. sau đây là các nguyên liệu chính cần có trong bài thuốc trị ngứa da, vẩy nến.

  • Lá khổ sâm: 15g
  • Huyền sâm: 15g
  • Kim ngân: 15g
  • Sinh địa: 15g
  • Quả ké: 10g

Khi bạn có đủ các nguyên liệu này thì chỉ cần tán bột làm thành viên. Sau đó bạn uống 1 ngày 20 đến 25g thuốc là có thể đặc trị bệnh vẩy nến.

Đối với việc trị bệnh ngoài da thì đơn giản hơn. Bạn cần dùng 1 nắm lá của loài cây này, một ít kinh giới. Ngoài ra, các bạn cần chuẩn bị thêm một ít lá đắng, trầu không. Sau đó cho vào nồi nước lớn rồi dùng nước thuốc này để xông hoặc tắm.

9. Cách sử dụng cây khổ sâm

Tác dụng của cây khổ sâm rất đa dạng. Trong đó tuyệt vời nhất là các công dụng của cây thuốc có thể điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy bạn cần tuân thủ đúng theo liều lượng các bài thuốc hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý nhiều điều khi dùng cây thuốc này.

  • Các bạn không nên cứ đau bụng là dùng ngay. Thay vào đó các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Không nên dùng khi cơ thể quá mệt mỏi, bị suy nhược nặng.
  • Không nên dùng với liều lượng cao. Bởi vì nó có thể gây buồn nôn, nhức đầu,…

10. Mua cây khổ sâm ở đâu tốt

Nếu nhà bạn không trồng loài cây thuốc này thì nên mua ở các cơ sở uy tín. Trong đó tốt nhất các bạn nên tìm mua nguyên liệu thuốc ở một số nhà thuốc đông y có tên tuổi.

Bài thuốc từ khổ sâm

Mua khổ sâm ở đâu?

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm kiếm các nhà chuyên cung cấp dược liệu. Như vậy những địa chỉ này sẽ giúp bạn dễ dàng sở hữu sản phẩm chất lượng tốt.

Khổ sâm – Thảo dược có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Có lẽ thông qua bài viết này các bạn sẽ không còn hoài nghi về công dụng của cây thuốc này nữa. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không đáng có.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bài Cùng Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

Leave a Comment