THAY KHỚP KHUỶU ĐIỀU TRỊ MẤT VẬN ĐỘNG KHUỶU DO DI CHỨNG CHẤN THƯƠNG, 3 CA LÂM SÀNG
THAY KHỚP KHUỶU ĐIỀU TRỊ MẤT VẬN ĐỘNG KHUỶU DO DI CHỨNG CHẤN THƯƠNG, 3 CA LÂM SÀNG
Trần Quyết1, Trần Trung Dũng2,3, Nguyễn Trần Quang Sáng2, Phạm Trung Hiếu2,3, Vũ Tú Nam2,3, Võ Sỹ Quyền Năng2, Trần Đức Thanh2, Phan Khoa Nguyên2
1 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
2 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
3 Trường đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chúng tôi báo cáo 3 ca lâm sàng thay khớp khuỷu toàn phần điều trị mất vận động khuỷu do di chứng chấn thương. Trong đó có 1 ca cứng khớp khuỷu ở tư thế khuỷu duỗi 30 độ, 1 ca cứng ở tư thế khuỷu duỗi 25 độ, 1 ca mất vững khớp khuỷu. Độ tuổi trung bình là 35, thời gian theo dõi sau mổ trung bình là 4 tháng. Kết quả sau mổ biên độ khớp khuỷu gấp trung bình đạt 113 độ, duỗi trung bình thiếu 3 độ, sấp cẳng tay chủ động 73 độ, ngửa cẳng tay chủ động 53 độ, thang điểm đánh giá chức năng khớp khuỷu Mayo [3] đạt mức rất tốt với 95 điểm. Cả 3 bệnh nhân đều hoàn toàn hài lòng với kết quả sau phẫu thuật. Có nhiều báo cáo về các ca thay khớp khuỷu điều trị hạn chế vận động khuỷu do di chứng chấn thương đều cho kết quả khả quan với việc cải thiện tầm vận động khớp khuỷu ở các mức độ khác nhau. Ở Việt Nam thay khớp khuỷu vẫn là phương pháp điều trị hoàn toàn mới. Để có kết quả tốt nhất cần có kế hoạch chuẩn bị trước mổ và quản lý bệnh nhân sau mổ một cách toàn diện.
Thay khớp khuỷu được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1925 bởi Robineau. Với việc sử dụng loại khớp unconstrained (Khớp không ràng buộc) cho bệnh nhân 20 tuổi bị mất đoạn đầu xa xương cánh tay. Loại khớp này được thiết kế với thành phần từ kim loại và cao su lưu hóa. Đến năm 1941 Boerema giới thiệu 1 loại khớp khuỷu có bản lề được làm từ kim loại và mở đầu cho sự phát triển của các thế hệ khớp khuỷu về sau này [1]. Đầu năm 1970 Dee là người thiết kế loại khớp khuỷu liền dạng bản lề, đến năm 1972 ông báo cáo kết quả 12 ca thay khớp khuỷu bằng thế hệ khớp này [2].Với các trường hợp di chứng sau chấn thương gây hạn chế vận động khớp khuỷu, có rất nhiều phương pháp có thể thực hiện giúp cải thiện vận động từ việc tập phục hồi chức năng, phẫu thuật mở hoặc nội soi khớp khuỷu. Tuy nhiên những trường hợp di chứng nặng nề như dính hoàn toàn khớp khuỷu gây cứng khớp hoặc những trường hợp khuyết xương vùng khuỷu gây mất vận động khuỷu thì những phương pháp trên không thể giúp phục hồi vận động khuỷu một cách tốt nhất. Thay khớp khuỷu là giải pháp tối ưu nhất cho những trường hợp này nhằm phục hồi tối đa biên độ vận động khớp khuỷu [7],[8]. Chúng tôi giới thiệu 3 ca lâm sàng bị di chứng nặng nề sau chấn thương gây hạn chế vận động khớp khuỷu được tiến hành thay khớp khuỷu toàn phần. Trong đó có 1 ca cứng khớp khuỷu ở tư thế khuỷu mất duỗi 30 độ, 1 ca cứng ở tư thế khuỷu mất duỗi duỗi 25 độ, 1 ca khuyết xương đầu trên xương trụ, trật đài quay gây mất vững khớp khiến bệnh nhân không thể tự gấp duỗi khuỷu tay được. Độ tuổi trung bình là 35, thời gian theo dõi sau mổ trung bình là 4 tháng. Kết quả sau mổ biên độ khớp khuỷu gấp trung bình đạt 113 độ, duỗi trung bình thiếu 3 độ, sấp cẳng tay chủ động 73 độ, ngửa cẳng tay chủ động đạt 53 độ, thang điểm đánh giá chức năng khớp khuỷu Mayo đạt mức rất tốt với 95 điểm. Cả 3 bệnh nhân đều hoàn toàn hài lòng với kết quả sau phẫu thuật
Nguồn: https://luanvanyhoc.com