Theo dõi thay đổi miễn dịch ở người bệnh hen phế quản điều trị bằng glucocorticoid và kích thích b2

Theo dõi thay đổi miễn dịch ở người bệnh hen phế quản điều trị bằng glucocorticoid và kích thích b2

Lựa chọn bệnh nhân hen phế quản theo các tiêu chuẩn của viện tim phổi và huyết học Hoa Kỳ (NHLBI-97).

Các bệnh nhân này được điều trị tại Khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5/2006 đến tháng 9/2008.

Thuốc điều trị

+ Glucocorticoid: Methylprednisolon 40mg tiêm, truyền tĩnh mạch 1-2mg/kg/24h.

+ Kích thích b2: Salbutamol 4mg, Bricanyl 0,5mg, 2-4 viên/24h hoặc

tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch Salbutamol 0,5mg , Bricanyl 0,5mg.

Theo dõi diễn biến các triệu chứng lâm sàng, miễn dịch trước và sau điều trị bằng glucocorticoid và kích thích b2.

Kết quả sự biến đổi các tế bào gây viêm trong máu ngoại vi ở người bệnh hen phế quản cho thấy:

+ 51,06% có tăng bạch cầu, trong đó hen nhẹ tăng 47,62%; hen vừa 45,28% và hen nặng 70%… Tỷ lệ tăng bạch cầu đa nhân trung tính là 45,74%, trong đó hen mức độ nhẹ tăng 38,09%; hen vừa 39,62% và nặng 70% Bạch cầu ái toan không có sự thay đổi.

Các tế bào miễn dịch TCD3, TCD4, TCD8 kháng thể IgE thay đổi trước và sau điều trị.

+ Kháng thể IgE giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

+ Tế bào TCD3 không có sự thay đổi (p > 0,05)

+ Tế bào TCD4 giảm, TCD8 tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

+ Bạch cầu đa nhân trung tính trở về mức bình thường.

+ Bạch cầu ái toan không có sự thay đổi

+ Các triệu chứng lâm sàng tiến triển tốt

+ Có mối liên quan thuận giữa sự thay đổi miễn dịch với kết quả điều trị.

1.2. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu (tính mới, so sánh với mục tiêu đề tài)

Hen phế quản là hội chứng viêm mạn tính đường thở với sự tham gia của nhiều loại tế bào gây viêm như bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, các tế bào TCD3, TCD4, TCD8… Các tế bào này tiết ra các chất trung gian hoá học gây viêm cùng với các kích thích khác làm tăng phản ứng phế quản, gây nên tình trạng phù nề, tăng xuất tiết, làm co thắt phế quản gây nên bệnh cảnh lâm sàng của bệnh hen. Như vậy, viêm đường thở là yếu tố đặc trưng của cơ chế hen, tiếp đến là tình trạng co thắt phế quản.

Các nghiên cứu đều cho thấy hen phế quản liên quan đến các chỉ số miễn dịch mà chính là các tế bào gây viêm. Các tế bào này thay đổi có tác động đến tiến triển lâm sàng ở người hen.

Các thuốc glucocorticoid có tác dụng kháng viêm mạnh tại phổi, làm giảm triệu chứng và các đợt kịch phát của bệnh hen, giảm nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn. Các thuốc kích thích b2 làm giãn phế quản, giãn mạch, ngăn ngừa thoát mạch, giảm phù nề phế quản.

Như vậy dùng thuốc glucocorticoid đã tác động trực tiếp đến quá trình gây viêm là yếu tố đặc trưng nhất của cơ chế gây hen, thuốc kích thích b2 làm giãn phế quản. Kết quả là người bệnh hết khó thở, sống và làm việc, học tập bình thường.

Các tế bào gây viêm, các tế bào miễn dịch TCD3, TCD4, TCD8 và kháng thể IgE trước và sau điều trị đều biến đổi phù hợp với tiến triển tốt về lâm sàng.

Đề tài còn tìm thấy mối liên quan giữa sự biến đổi các chỉ số miễn dịch và tiến triển lâm sàng.

Với ý nghĩa khoa học nêu trên 2 mục tiêu của đề tài đề ra đã được hoàn thành và tính mới là dùng thuốc tác động trực tiếp đến cơ chế gây hen.

1.3. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học

Dùng thuốc glucocorticoid và kích thích b2 làm thay đổi căn bản tình trạng bệnh, các triệu chứng viêm giảm, hết khó thở, người bệnh có chất lượng sống tốt hơn.

Phương pháp điều trị này có thể ứng dụng ở các cơ sở y tế vì tính thực tiễn và dễ thực hiện.

2. Các sản phẩm khoa học

(Kèm bản sao các công trình công bố, các bản xác nhận sẽ đăng của

tạp chí khoa học được đóng lại thành phụ lục)

2.1. Các công trình đã công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế.

không

2.2. Các công trình đã công bố trên các tạp chí khoa học quốc gia

(liệt kê tác giả, tên công trình, tên tạp chí, số của tạp chí, thời gian, trang đăng công trình).

2.2.1. Phan Quang Đoàn, Trần Thuý Hạnh, Nguyễn Thị Vân, Trần Thị Mùi. Sự thay đổi một số chỉ tiêu miễn dịch ở người hen phế quản điều trị bằng glucocorticoid và kích thích b2. Tạp chí Y học thực hành, số 6 năm

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment