THIẾT LẬP QUY TRÌNH THU NHẬN TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ MÔ MỠ THỎ

THIẾT LẬP QUY TRÌNH THU NHẬN TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ MÔ MỠ THỎ

THIẾT LẬP QUY TRÌNH THU NHẬN TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ MÔ MỠ THỎ
Đặng Trần Quân1, Phan Thành Tiến2, Đặng Thị Hà Thanh2, Nguyễn Quốc Dũng2, Huỳnh Duy Thảo3,
Hoàng KC Hương3, Nguyễn Khánh Hòa3, Nguyễn Thanh Bình3, Trần Thị Thanh Loan1,
Nguyễn Xuân Hoàng4, Lê Chí Linh5, Trần Công Toại2,3
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ ngày càng được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong công nghệ mô và y học tái tạo vì những đặc điểm ưu việt và tiềm năng to lớn mà các tế bào này mang lại.
Do đó, cần phải có một quy trình hiệu quả để thu nhận các tế bào gốc trung mô từ mô mỡ này để thử nghiệm trên các mô hình động vật trước khi triển khai ứng dụng trên người.
Mục tiêu nghiên cứu: Thiết lập quy trình thu nhận và định danh tế bào gốc trung mô từ mô mỡ thỏ dùng để thử nghiệm trên các mô hình động vật.
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm thực nghiệm mô tả. Mô mỡ thỏ được thu nhận trong điều kiện vô trùng và phân lập tế bào gốc trung mô bằng hỗn hợp enzyme collagenase-dispase. Tế bào sau thu nhận được nuôi trong môi trường nuôi cơ bản. Định danh xác định tế bào gốc trung mô dựa vào khả năng bám dính trên chai nuôi, khả năng biệt hóa và sự biểu hiện của các marker cho dòng tế bào gốc trung mô (theo tiêu chuẩn ISCT).
Kết quả: Quần thể tế bào sau lần cấy chuyền thứ 3 được đem đi định danh tế bào gốc trung mô. Đó là các tế bào bám dính vào chai nuôi, có hình thái giống với nguyên bào sợi. Các tế bào này biệt hóa được thành nguyên bào xương, nguyên bào sụn và tế bào mỡ trong điều kiện in vitro và biểu hiện được một số marker đặc trưng cho tế bào gốc trung mô.
Kết luận: Với kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi đã phân lập và nuôi cấy được tế bào gốc trung mô từ mô mỡ thỏ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đây sẽ là nguồn tế bào phù hợp dùng cho các thử nghiệm trên mô hình động vật sau này

Tế bào gốc trung mô (TBGTM) là nguồn thay thế tế bào gốc trưởng thành tự thân, có thể thu nhận nhiều lần với số lượng lớn mà rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. TBGTM có khả năng tự đổi mới với khả năng biệt hóa thành các tế bào thuộc dòng trung mô bao gồm nguyên bào xương, tế bào mỡ và tế bào sụn trong điều kiện in vitro và phát triển thành mô xương, mô mỡ và mô sụn trong in vivo. Do đó, TBGTM trở thành nguồn tế bào gốc ứng dụng rất quan trọng trong công nghệ mô và y học tái tạo.

https://thuvieny.com/thiet-lap-quy-trinh-thu-nhan-tebao-goc-trung-mo-tumo-mo-tho/

Leave a Comment