THỜI GIAN BẢO QUẢN MÁU Ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA THỬ NGHIỆM ĐỊNH GIÁ TRỊ %LYMPHO
THỜI GIAN BẢO QUẢN MÁU Ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA THỬ NGHIỆM ĐỊNH GIÁ TRỊ %LYMPHO, %TCD4, %TCD8, WBC, MFI CỦA TCD4, TCD8
Trần Khiêm Hùng*
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định khoảng thời gian lưu mẫu lâu nhất mà vẫn đảm bảo độ tin cậy của thử nghiệm. Mẫu sau khi lấy được bảo quản ở nhiệt độ 20oC – 28oC. Nghiên cứu được tiến hành trên 32 người, máu được ủ với kháng thể đơn dòng CD4 (FITC)/ CD3 (PE)/ CD8 (PerCP)/ CD45 (APC) nhằm xác định tỷ lệ % CD4, CD8, và cả MFI của CD4, CD8 bằng máy FACS. % lympho, WBC được tính bằng máy huyết học tự động.
Mỗi mẫu được xử lý 4 lần. Lần 1 trong vòng 6 giờsau khi lấy máu, lần 2 trong vòng 24 giờ, lần 3 trong vòng 48 giờ, lần 4 trong vòng 72 giờ.
Dùng phần mềm Epi – info 2000 để phân tích. Chúng tôi nhận thấy rằng với % CD4 thì mẫu có thể lưu lại đến 72 giờ mà không làm sai lệch kết quả,
đối với % CD8 chỉ có 24 giờ, % lympho, WBC thì cần thực hiện càng sớm càng tốt vì các kết quả cho thấy sự khác biệt rất rõ ngay từ lần thứ 2
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất