THỜI GIAN KHÁM BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÂN ĐÌNH NĂM 2014
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THỜI GIAN KHÁM BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÂN ĐÌNH NĂM 2014. Trong hơn hai thập kỷ qua, đoi mới ngành Y tế đã chiếm vị trí ưu tiên trong chương trình phát triển và định hướng chiến lược của mỗi quốc gia. Tại nhiều nước đang phát triển, Chính phủ đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng nhằm nâng cao hiệu quả cho hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt là trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân [1]. Y tế huyện là tuyến thứ hai trong hệ thống y tế tiếp xúcvới tình hình sức khỏe và bệnh tật của nhân dân. Trong đó, bệnh viện huyện là một mắt xích trọng yếu, Bệnh viện huyện cũng là nơi đầu tiên tiếp nhận điều trị nội trú; cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản nhất, thuận tiện nhất. Bệnh viện huyện hoạt động hiệu quả sẽ giúp sàng lọcngười bệnh, chuyển người bệnh lên tuyến trên khi cần thiết, giúp người dân tiết kiệm được một phần chi phí và giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân [2].
Năm 2013, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện” nhằm thống nhất một quy trình khám bệnh chung cho các bệnh viện cùng hạng, hướng tới các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh có bảo hiểm y tế khi đến khám tại bệnh viện [3]. Tổ chức khám chữa bệnh hợp lý sẽ rút ngắn thời gian khám bệnh của người bệnh đặc biệt là thời gian chờ của người bệnh [4], việc đánh giá thời gian khám bệnh của người bệnh là tiêu chí rất quan trọng,đã và đang được đề cậptrong một số nghiên cứu gần đây.Năm 2015, khi đo lường thời gian khám bệnh của người bệnh tại bệnh viện đa khoa Hà Đông tác giả Nguyễn Thị Thu Hà cho thấy tổng thời gian trung bình từ khi người bệnh tới đăng ký khám đến lúc bác sỹkết luậnlà 96,91 ± 72,16 phút. Tổng thời gian chờ trung bình là 63,05 ± 62,96 phút[5]. Tác giả Lê Thanh Chiến và cộng sự, năm 2012 khi khảo sát quy trình khám chữa bệnh tại khoa Khám bệnh- bệnh viên Cấp cứu Trưng Vương cũngcho thấytổng thời gian thực tế của quy trình (từ bắt đầu đến kết thúc) là 246,87 ± 104,55 phút (4,11 ± 1,7 giờ) [6]. Tác giả Frank.L.Cole trong một nghiên cứu tại Úc cho thấy tong thời gian ở trong và ngoài phòng khám là 49,05 phút, thời gian tại phòng chờ gặp bác sỹ là 14,3 phút[7]. Các nghiên cứu trên cho thấy thời gian khám bệnh của người bệnh tại các bệnh viện là rất khác nhau và có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian này như quy trình làm việc, khối lượng công việc,nguồn lực,… [8].
Bệnh viện đa khoa Vân Đình là bệnh viện hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nộicó nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực phía nam thành phố Hà Nội. Hàng ngày, khoa Khám bệnh của Bệnh viện tiếp đón từ 800 đến 1200 lượt người bệnh khám,thường xuyên trong tình trạng quá tải. Bệnh việnluôn mongmuốn tìm kiếm những giải pháp thích hợp để giúp người dân thuận tiện khi đi khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, tại Bệnh viện chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về thời gian khám bệnh của người bệnh. Và câu hỏi đặt ra là: thời gian trung bình của người bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện là bao nhiêu? Liệu có yếu tố nào liên quan tới thời gian khám bệnh không? Các yếu tố tổ chức điều phối hoạt động khám chữa bệnh nào cóliên quan đến thời gian khám bệnh của người bệnh tại đây không? Để trả lời cho các câu hỏi trên và cung cấp thêm các bằng chứng giúp Ban Giám đốc Bệnh viện ra quyết định điều chỉnh cơ cấu tổ chức tại khoa Khám bệnh cho phù hợp nhằm giảm thời gian chờ đợi và nâng cao sự hài lòng của người bệnh, nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích thời gian khám bệnh của người bệnh tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa Vân Đình năm 2014.
2. Mô tả nhân lực, tổ chức điều phối hoạt động khám bệnh của khoa Khám bệnhliên quan đến thời gian khám bệnh của người bệnh tại bệnh viện trên.
MỤC LỤC THỜI GIAN KHÁM BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÂN ĐÌNH NĂM 2014
Chương 1.TỔNG QUAN 3
1.1. Các khái niệm chung 3
1.1.1. Quy định chung tại khoa Khám bệnh 3
1.1.2. Khái quát về thời gian khám bệnh của người bệnh 6
1.2. Thời gian khám bệnh của người bệnh tại khoa Khám bệnh 7
1.2.1. Thời gian nhận được dịch vụ chăm sóc y tế của người bệnh 7
1.2.2. Thời gian chờ của người bệnh 10
1.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động khám bệnh của khoa Khám bệnh 14
1.3.1. Tổ chức của bệnh viện huyện 14
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của khoa Khám bệnh [17] : 16
1.3.3. Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện 17
1.3.4. Nguồn lực bệnh viện huyện 18
1.4. Bệnh viện đa khoa Vân Đình 21
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu 22
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
2.2 Đối tượng nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.2 Cỡ mẫu, chọn mẫu 26
2.3.3 Biến số và chỉ số nghiên cứu 28
2.4 Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 28
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 37
2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 38
2.7 Sai số và cách khắc phục 39
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Thông tin chung về người bệnh 40
3.2. Thời gian khám bệnh tại bệnh viện của người bệnh 41
3.2.1 Tong thời gian khám bệnh tại bệnh viện, thời gian chờ trung bình
và thời gian từng giai đoạn khám 41
3.2.1. Tổng thời gian khám bệnh trung bình theo từng yếu tố 43
3.2.2 Thời gian chờ của người bệnh theo các yếu tố 51
3.3. Mô tả nhân lực, tổ chức điều phối hoạt động khám bệnh tại khoa
Khám bệnh liên quan đến thời gian khám bệnh của người bệnh, BVĐK Vân
Đình 59
3.3.1 Nhân lực 59
3.3.2 Vị trí, sắp xếp các khoa phòng 62
3.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của khoa Khám bệnh 66
3.3.4 Quy trình khám bệnh: 66
3.3.5 Trang thiết bị 69
3.3.6 Kết quả hoạt động năm2014 70
Chương 4. BÀN LUẬN 72
KẾT LUẬN 97
KHUYẾN NGHỊ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Phụ lục 1: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH (phiếu số 1) 103
Phụ lục 2: PHIẾU QUAN SÁT GIAI ĐOẠN KHÁM (phiếu số 2) 105
Phụ lục 3: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (phiếu số 3) 106
Phụ lục 4: BẢNG TRỐNG THU THẬP SỐ LIỆU SẴN CÓ 108
Phụ lục 5 – HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA 109
Bảng2.1: Tiêu chuan lựa chọn, loại trừ đối tượng tham gia nghiên cứu 25
Bảng 2.2: Cỡ mẫu cho từng giai đoạn khám bệnh 27
Bảng 2.3: Phân bố người bệnh cho từng phòng khám 28
Bảng 2.4: Công cụ, kỹ thuật thu thập thông tin 37
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khau học của người bệnh 40
Bảng 3.2: Tong thời gian khám bệnh trung bình và thời gian chờ trung bình của người bệnh 41
Bảng 3.3: Tổng thời gian khám bệnh trung bình theo ngày, buổi khám, theo loại hình khám và theo phòng khám 43
Bảng 3. 4: Tổng thời gian khám bệnh trung bình theo ngày khám 45
Bảng 3. 5: Tổng thời gian khám bệnh trung bình của từng loại hình theo ngày khám 46
Bảng 3.6: Tổng thời gian khám bệnh trung bình theo buổi khám 46
Bảng 3. 7: Tổng thời gian khám bênh trung bình của từng loại hình theo buổi khám 47
Bảng 3.8: Tổng thời gian khám bệnh trung bình theo từng loại hình 48
buổi khám 49
Bảng 3.11: Tổng thời gian khám bệnh trung bình từng phòng khám theo các trường hợp 50
Bảng 3. 12: Tổng thời gian chờ từng trường hợp theo ngày khám 52
Bảng 3. 13:Tổng thời gian chờ trung bình của từng loại hình theo ngày khám53
Bảng 3. 15: Thời gian chờ khám TB buổi khám theo loại hình khám 54
Bảng 3.16: Tổng thời gian chờ từng phòng khám theo buổi khám 55
Bảng 3.17: Tổng thời gian chờ từng trường hợp theo 2 loại hình 56
Bảng 3.18: Tổng thời gian chờ từng trường hợp theo 2 loại hình 57
Bảng 3.19: Thời gian chờ trung bình tại bệnh viện từng phòng khám theo các trường hợp 58
Bảng 3.20: Số lượng nhân lực tại khoa Khám bệnh 60
Bảng 3.21: Kết quả hoạt động khám bệnh tại khoa Khám bệnh 70
Bảng 3.22: Kết quả hoạt động cận lâm sàng tại khoa Khám bệnh 70
Bảng 4.1: So sánh tong thời gian khám bệnh của người bệnh tại bệnh viện với các nghiên cứu khác 74
Bảng 4.2: So sánh thời gian chờ trung bình của người bệnh với các nghiên cứu khác 77
Bảng trống: Số lượng nhân lực tại khoa Khám bệnh 108
Bảng trống: Kết quả hoạt động tại khoa Khám bệnh 108
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bệnh viện huyện[2] 15
Sơ đồ 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu [6, 30] 23
Hình 3. 1: Thời gian trung bình (X ± SD phút) ở từng giai đoạn 42
Hình 3. 2: Tổng thời gian khám bệnh tại bệnh viện (X±SD phút) theo từng trường hợp 44
Hình 3. 3:Tổng thời gian chờ trung bình (X±SDphút) theo 5 trường hợp khám51
Hình 3. 4: Phân bố thời gian trung bình của người bệnh theo từng trường hợp khám 51
Hình 3. 5: Phân bố thời gian trung bình của người bệnh theo ngày 53
Hình 3. 8: Phân bố thời gian trung bình theo buổi 56
Hình 3. 9: Phân bố thời gian trung bình theo loại hình 58
Hình 3. 10: Phân bố thời gian trung bình theo phòng khám 59
Hình 3. 11: Cơ cấu tổ chức Khoa khám bệnh năm 2014 61
Hình 3.12: Vị trí các phòng khám tầng 1, khoa Khám bệnh – BVĐK Vân Đình năm 2014 64
Hình 3.13: Vị trí các phòng khám tầng 2, khoa Khám bệnh – BVĐK Vân Đình năm 2014 65
Hình 3.14: Vị trí các khoa phòng tầng 3, khoa Khám bệnh – BVĐK Vân Đình năm 2014 65
Sơ đồ3.1: Quy trình khám bệnh đối với người bệnh có thẻ BHYT 67
Sơ đồ 3.2: Quy trình khám bệnh đối với người bệnh khám thu phí 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Kim Chúc và Nguyễn Thị Bích Thuận (2005), Nghiên cứu chi phí y tế của hộ gia đình ở huyện Ba Vì – Hà Tây.
2. Bộ Y tế (2001), Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học.
3. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn Quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện, Ban hành kèm theo Quyết định số: 1313/QĐ-BYT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Vũ Minh Thúy (2010), Thời gian chờ khám của bệnh nhân tại Khoa Khám bệnh bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từ tháng 11/2009 đến tháng 2/2010, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Thời gian sử dụng dịch vụ của nguời bệnh và một số yếu tố liên quan tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội, năm 2014, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Lê Thanh Chiến, Huỳnh Thị Thanh Trang, Đỗ Công Tâm và các cộng sự. (2012), “Khảo sát quy trình khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh – bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 4(16).
7. Frank.L.Cole (2000), Determinants of patient waiting time in the general outpatient department of a tertiary health institution in Australia.
8. Pillay DI, Ghazali RJ, Manaf NH và các cộng sự. (2011), Hospital waiting time: the forgotten premise of healthcare service delivery?, truy cập ngày 25/08-2014, tại trang web http://www.ncbi.nlm.nih. gov/pubmed/22204085.
9. Bộ Y tế (1974), Tổ chức, chức trách, chế độ công tác bệnh viện.
10. Quốc hội (2009), Luật khám, chữa bệnh, Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10.
11. Bộ Y tế (2007), Chỉ thị về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, Số 06/2007/CT – BYT ngày 07/12/2007
12. Oche M và Adamu H (2013), Determinants of patient waiting time in the general outpatient department of a tertiary health institution in north Western Nigeria, truy cập ngày 25/08-2014, tại trang web http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24380014.
13. Chuang HF, Chan SJ và Lin YC (2008), A project to reduce waiting time during peritoneal dialysis visits, truy cập ngày 25/08-2015, tại trang web http://www.ncbi .nlm.nih.gov/pubmed/18270933.
14. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Thị Hoàng Vân và Bùi Hữu Minh Trí (2012), Thời gian chờ đợi khám bệnh và sự hài lòng của bệnh nhân tại khoa khám bệnh bệnh viện Tim mạch An Giang truy cập ngày 4-5¬2012, tại trang web http://123doc.org/document/3058252-thoi-gian- cho-va-hai-long-cua-nguoi-benh.htm.
15. Nguyễn Văn Oai và Trịnh Hoàng Hà (2006), Nghiên cứu chất lượng, hiệu quả và sự hài lòng trong quản lý bệnh viện Bưu Điện, Hà Nội.
16. Nguyễn Thái Hà (2001), Sự hài lòng của người bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế về chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh viện Nguyễn Trãi thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 và một số yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Bộ Y tế (2005), Tổng quan về hệ thống Bệnh viện Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
18. Bộ Y tế (2002), Tóm tắt số liệu thống kê y tế, Phòng thống kê tin học.
19. Chính phủ (2006), Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Ban hành kèm theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 06 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ.
20. Bộ Y tế và Bộ Nội Vụ (2007), Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.
21. Bộ Y tế (2009), Quản lý chất lượng bệnh viện tr. 9-13, 28-29.
22. Nguyễn Duy Luật và Nguyễn Thị Thúy (2012), “Nhân lực bệnh viện huyện Hà Nội năm 2008 – 2010: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 79(2), tr. 116-120.
23. Bộ Y tế (2011), Đế án chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
24. Nguyễn Thị Huyền Linh (2004), Nghiên cứu nguồn lực y tế và hoạt động của các bệnh viện huyện của Ninh Bình trong 4 năm (2000-2003) Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Thanh Hương (2005), Nghiên cứu nguồn lực và hoạt động của các bệnh viện huyện ở Lào Cai trong 5 năm 1999-2003 Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
26. Khương Anh Tuấn và cộng sự (2008), Đánh giá tình trạng quá tải của một số bệnh viện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp khắc phục, Viện chiến lược và chính sách y tế.
27. Lê Quang Cường, Lý Ngọc Kính và cộng sự (2010), Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất các giải pháp khắc phục, Viện chiến lược và chính sách y tế.
28. Bệnh viện Đa khoa Vân Đình (2014), Báo cáo tổng kết công tác bệnh viện năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
29. Khoa khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa Vân Đình (2014), Báo cáo tổng kết năm.
30. Đỗ Thị Phương Thảo (2011), Nghiên cứu thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc thành phố Hà Nội năm 2008-2010, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
31. Cổng thông tin điện tử huyện Ứng Hòa (2015), Giới thiệu chung về huyện Ứng Hòa, truy cập ngày 20-8-2015, tại trang web http://unghoa.hanoi.gov.vn/trang-chu.
32. Bộ Y tế (2011), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2011, Hà Nội.
33. Bộ Y tế (2013), Quyết định ”Phê duyệt đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 – 2020”, Số 774/QĐ-BYT ngày 11/03/2013.
34. Bộ Y tế (1998), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học.
35. Nguyễn Thị Bích Loan, Chu Thị Huyền Trang, Lê Thị Thanh Huệ và các cộng sự. (2014), “Khảo sát sự hài lòng về việc thay đổi mô hình tiếp đón và chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa Trí Đức”, Tài liệu hội nghị khoa học quốc tế điều dưỡng chủ đề: “Nâng cao năng lực điều dưỡng trong an toàn người bệnh”, Hà Nội, tr. 194.
36. Bộ Y tế (2015), Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện ” Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, Số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015.
37. Bộ Y tế và Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quố