Thông báo đầu tiên về nghiên cứu giá trị pivka – ii trong chẩn đoán ung thư gan ở bệnh nhân Việt Nam nhiễm virus viêm gan b
Ung thư gan là một trong sáu loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, ở nam giới ung thư gan đứng hàng thứ ba sau ung thư phổi và ung thư dạ dày. Virus viêm gan B (HBV: hepatitis B virus), virus viêm gan C (HCV: hepatitis C virus) và rượu là những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan (XG) và ung thư gan (UTG). Đến nay, mặc dù nhiều loại thế hệ thuốc thuộc nhóm chất tương đồng nucleotide (nucleot/side analogue) được phát triển thành công, cũng như việc triển khai áp dụngđiều trị bằng Peg – interferon (Pegasys, Pegintron) rộng rãi hơn, nhưng hiệu quả điều trị viêm gan B mạn tính vẫn chưa được như mong đợi. Chúng ta vẫn chưa đạt được khái niệm làm sạch HBV trong điều trị viêm gan B mạn tính, HBV và bệnh lý do HBV gây nên vẫn là một gánh nặng cho nhân loại, đồng thời cũng là một thách thức cho y học. Hiện nay, trên toàn thế giới, mỗi năm có khoảng 0,5 triệu bệnh nhân UTG mới được phát hiện. Một số nhà nghiên cứu y học nhận định, số bệnh nhân UTG vẫn tiếp tục gia tăng trong một vàithập kỷ tới.Ung thư gan (UTG) rất phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao. Alpha – fetoprotein (AFP) là dấu ấnsinh học duy nhất được sử dụng để chẩn đoán UTG tại Việt Nam, nghiên cứu các dấu ấn sinh học khác như PIVKA – II (protein tạo ra do sự thiếu hụt vitamin K) cònrất hạn chế.Mục tiêu:bước đầu đánh giá vai trò của PIVKA – II trong chẩn đoán ung thư gan ở bệnh nhân Việt Nam nhiễm virus viêm gan B.Đối tượng và phương pháp:nghiên cứu bao gồm 104 bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B (HBV) được chia làm bốn nhóm, người lành mang virus (NLMVR), viêm gan mạn tính (VGM), xơ gan (XG) và UTG. AFP được xác định bằng ELISA, PIVKA – II được xác định bằng Eitest PIVKA – II của công ty Eisai, Nhật Bản. Nồng độ HBV – DNA và kiểugen của HBV được xác định tương ứng bằng real – time PCR và PCR – RFLP. Chẩn đoán UTG được xác định bằng mô bệnh học. Kết quả:PIVKA – II có độ nhạy cao hơn và độ đặc hiệu thấp hơn AFP ở tất cả các mức nồng độ phân tích. Kết hợp hai dấu ấn có độ đặc hiệu caohơn và tỷ lệ chẩn đoán đúng tốt hơn. Nồng độ PIVKA – II và AFP
đều tăng dần từ nhóm NLMVR đến VGM, XG và cao nhất ở nhóm UTG, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Phân tích đơn biến cho thấy tuổi (=50), kiểu gen C của HBV, AFP (=20ng/mL) và PIVKA – II (=40 mAU/mL) là những yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê đối với XG và UTG. Tuy nhiên, phân tích đa biến cho thấy chỉ có tuổi (=50), kiểu gen C của HBV và PIVKA – II (=40 mAU/mL) là những yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê đối với XG
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích