Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần Băng ghế tình bạn cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023
Luận án tiến sĩ y tế công cộng Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần Băng ghế tình bạn cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023.Trầm cảm, lo âu hay căng thẳng là những vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải (1, 2). Đặc biệt các vấn đề SKTT khá phổ biến ở người tiêm chích ma túy (TCMT) nhiễm HIV. Một báo cáo tại Trung Quốc năm 2017 cho thấy tỷ lệ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở người TCMT nhiễm HIV lần lượt là 12,8%, 19,5% và 8,3% (3). Tại Việt Nam, một báo cáo năm 2019 cho thấy tỷ lệ này là 2,8%, 18% và 4% (4). Một số nghiên cứu ở Việt Nam báo cáo tỷ lệ trầm cảm ở người TCMT nhiễm HIV dao động từ 25% đến 44% (5). Theo kết quả của một nghiên cứu khác năm 2021, tỷ lệ có vấn đề SKTT ở người TCMT nhiễm HIV đang điều trị Methadone là 17% (6).
Các vấn đề SKTT làm tăng suy giảm miễn dịch, do đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và làm tăng tỷ lệ tử vong với người TCMT nhiễm HIV (7, 8). Các vấn đề SKTT cũng tác động tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị HIV và tăng hành vi nguy cơ dùng chung dụng cụ tiêm chích (9). Vì vậy cần giải quyết các vấn đề SKTT cho người TCMT nhiễm HIV để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó tăng cường hiệu quả điều trị HIV và điều trị nghiện chất (10, 11). Tuy nhiên, việc chẩn đoán và can thiệp SKTT cho người TCMT nhiễm HIV chưa được quan tâm, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (12).
Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu mô tả về tỷ lệ trầm cảm, lo âu, căng thẳng ở người TCMT nhiễm HIV và ở người điều trị nghiện bằng Methadone (13, 14). Tuy nhiên có rất ít chương trình tư vấn SKTT nhằm cải thiện những vấn đề trầm cảm, lo âu, căng thẳng cho người TCMT nhiễm HIV được công bố trên các tạp chí khoa học. Dự án “Tư vấn can thiệp Băng ghế tình bạn, cải thiện sức khỏe tâm thần và tăng cường điều trị HIV cho người nghiện chất dạng thuốc phiện và nhiễm HIV ở Việt Nam” của trường Đại học Bắc Carolina được triển khai ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội. Can thiệp “Băng ghế tình bạn” (Friendship Bench – BGTB) là một chương trình áp dụng liệu pháp giải quyết vấn đề (Problem Solving Therapy – PST) đã được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện lo âu, trầm cảm cho người dân trong cộng đồng và người nhiễm HIV tại Zimbabwe (15, 16). Dự án này có hai2 mục tiêu chính, mục tiêu 1 nhằm hiệu chỉnh chương trình can thiệp BGTB cho phù hợp với đối tượng người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề SKTT ở Việt Nam và mục tiêu 2 tập trung vào đánh giá tính khả thi, mức độ chấp nhận và mức độ tuân thủ với chương trình can thiệp được hiệu chỉnh với cỡ mẫu nhỏ theo dõi trong 12 tháng. Với vai trò là một trong những thành viên chính của dự án chịu trách nhiệm chủ trì việc hiệu chỉnh can thiệp và tham gia vào giai đoạn thử nghiệm can thiệp, nghiên cứu sinh (NCS) được sự cho phép của chủ nhiệm đề tài lấy số liệu của toàn bộ quá trình hiệu chỉnh chương trình can thiệp BGTB và số liệu thử nghiệm chương trình can thiệp đã hiệu chỉnh theo dõi trong 6 tháng để thực hiện nghiên cứu “Thử nghiệm chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần Băng ghế tình bạn cho người nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội, năm 2021-2023”. Nghiên cứu này nhằm mô tả quá trình hiệu chỉnh chương trình can thiệp “Băng ghế tình bạn” cho phù hợp với người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề SKTT ở Việt Nam và bước đầu mô tả sự thay đổi SKTT của đối tượng tham gia chương trình can thiệp đã được hiệu chỉnh với giả thuyết có sự khác biệt về hiệu quả can thiệp của chương trình BGTB trong việc giảm các vấn đề SKTT giữa các nhóm ĐNTC. Nghiên cứu này là cơ sở để hiệu chỉnh và triển khai các chương trình can thiệp cải thiện SKTT cho người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề SKTT ở Việt Nam. Các vấn đề SKTT được đề cập trong khuôn khổ luận án này gồm trầm cảm, lo âu và căng thẳng.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Hiệu chỉnh chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần ở một số cơ sở Methadone tại Hà Nội năm 2021-2022.
2. Đánh giá sự thay đổi về sức khỏe tâm thần của người điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần tham gia chương trình tư vấn “Băng ghế tình bạn” đã hiệu chỉnh ở một số cơ sở điều trị Methadone tại Hà Nội năm 2022-2023
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………………vii
DANH MỤC HÌNH ……………………………………………………………………………………….x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………………………………….x
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………………..xi
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………….4
1.1. Một số khái niệm và thang đo……………………………………………………………………4
1.1.1. Khái niệm …………………………………………………………………………………………….4
1.1.2. Thang đo………………………………………………………………………………………………5
1.2. Tổng quan các liệu pháp can thiệp sức khỏe tâm thần và ứng dụng cho người
nhiễm HIV, người tiêm chích ma tuý, người điều trị Methadone …………………………7
1.2.1. Tổng quan các liệu pháp can thiệp sức khỏe tâm thần………………………………..7
1.2.2. Ứng dụng trong can thiệp sức khỏe tâm thần cho người nhiễm HIV, người tiêm
chích ma tuý, người điều trị Methadone ……………………………………………………………9
1.3. Giới thiệu chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn ………………………………….14
1.3.1. Nguồn gốc xuất xứ ………………………………………………………………………………14
1.3.2. Các nghiên cứu áp dụng chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn để tư vấn
sức khỏe tâm thần…………………………………………………………………………………………16
1.4. Tổng quan các mô hình hiệu chỉnh chương trình can thiệp sức khỏe và cơ sở lựa
chọn mô hình ADAPT-ITT……………………………………………………………………………18
1.4.1. Các mô hình hiệu chỉnh can thiệp sức khỏe cho người tiêm chích ma túy nhiễm
HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần …………………………………………………………………..18
1.4.2. Mô hình ADAPT-ITT và ứng dụng trong hiệu chỉnh các chương trình can thiệp
…………………………………………………………………………………………………………………..22
1.5. Giới thiệu về đề tài gốc và vai trò của nghiên cứu sinh……………………………….32
1.5.1. Giới thiệu về đề tài gốc ………………………………………………………………………..32
1.5.2. Vai trò của nghiên cứu sinh ………………………………………………………………….35iv
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….38
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1 ……………………………….38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………..38
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………..39
2.1.3. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………..39
2.1.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu……………………………………………………………………………….40
2.1.5. Biến số và chủ đề của nghiên cứu ………………………………………………………….42
2.1.6. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………..42
2.1.7. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………………44
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 2 ……………………………….45
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………..45
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………….46
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………..46
2.2.4. Cỡ mẫu, chọn mẫu……………………………………………………………………………….46
2.2.5. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………………..47
2.2.6. Qui trình triển khai nghiên cứu ……………………………………………………………..47
2.2.7. Cán bộ tham gia nghiên cứu………………………………………………………………….54
2.2.8. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………..55
2.2.9. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………..55
2.2.10. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………….56
2.2.11. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………….57
2.3. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………………….58
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………59
3.1. Hiệu chỉnh chương trình tư vấn sức khỏe tâm thần “Băng ghế tình bạn” cho người
điều trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần……………………………..59
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………………………59
3.1.2. Kết quả hiệu chỉnh (Bước 3-6)………………………………………………………………60
3.1.3. Tập huấn chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn (Bước 7)…………………..77
3.1.4. Thử nghiệm chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn (Bước 8) ………………78v
3.2. Phân tích sự thay đổi về sức khoẻ tâm thần của người điều trị Methadone nhiễm
HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần tham gia chương trình “Băng ghế tình bạn” hiệu
chỉnh………………………………………………………………………………..80
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….80
3.2.2. Tình trạng có vấn đề sức khỏe tâm thần trước và sau can thiệp …………………87
3.2.3. Phân bố tình trạng trầm cảm, lo âu, căng thẳng theo một số đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu tại thời điểm trước can thiệp ………………………………………………..95
3.2.4. So sánh sự thay đổi điểm DAS giữa các nhóm nghiên cứu ……………………….98
Chương 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………101
4.1. Bàn luận về hiệu chỉnh chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn cho người điều
trị Methadone nhiễm HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần tại Việt Nam……………….101
4.1.1. Phương pháp hiệu chỉnh……………………………………………………………………..102
4.1.2. Đối tượng tham gia hiệu chỉnh…………………………………………………………….102
4.1.3. Hiệu chỉnh qui trình thực hiện chương trình can thiệp ……………………………104
4.1.4. Hiệu chỉnh tài liệu can thiệp………………………………………………………………..107
4.1.5. Hiệu chỉnh liên quan đến tập huấn và thử nghiệm………………………………….110
4.2. Bàn luận về sự thay đổi sức khỏe tâm thần của người điều trị Methadone nhiễm
HIV có vấn đề sức khỏe tâm thần tham gia chương trình can thiệp “Băng ghế tình
bạn” đã hiệu chỉnh………………………………………………………………………………………112
4.2.1. Đặc điểm và hành vi nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tâm thần của
đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………………….112
4.2.2. Sự thay đổi sức khỏe tâm thần của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi tham
gia chương trình can thiệp “Băng ghế tình bạn” được hiệu chỉnh……………………..115
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ………………………………………………………………………..122
4.4. Tính mới và đóng góp của luận án………………………………………………………….124
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….125
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………..126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ……………………………..127
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………129vi
PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN
THIỆP SỨC KHỎE TÂM THẦN CHO NGƯỜI CÓ HIV, NGƯỜI TIÊM CHÍCH
MA TUÝ, NGƯỜI ĐIỀU TRỊ METHADONE………………………………………………139
PHỤ LỤC 2: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CAN
THIỆP BĂNG GHẾ TÌNH BẠN ĐỂ CAN THIỆP SỨC KHỎE TÂM THẦN ….145
PHỤ LỤC 3: TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH ADAPT-ITT
ĐỂ HIỆU CHỈNH CAN THIỆP …………………………………………………………………..147
PHỤ LỤC 4: THƯ ĐỒNG Ý SỬ DỤNG DỮ LIỆU CỦA DỰ ÁN ………………….152
PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU VÀ THẢO LUẬN NHÓM …153
PHỤ LỤC 6: BẢNG MÃ HÓA DỮ LIỆU CHO PHỎNG VẤN SÂU VÀ THẢO
LUẬN NHÓM …………………………………………………………………………………………..172
PHỤ LỤC 7: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỊNH LƯỢNG………………………184
PHỤ LỤC 8: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………..193
PHỤ LỤC 9: SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI ĐIỂM DAS GIỮA NHÓM TƯ VẤN VIÊN
NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ NHÓM TƯ VẤN VIÊN CỘNG ĐỒNG …………………….199
PHỤ LỤC 10: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIÊN CỨU ..20
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các mô hình hiệu chỉnh can thiệp sức khỏe ………………………………………18
Bảng 1.2: Các bước của các mô hình hiệu chỉnh………………………………………………20
Bảng 1.3: Mô hình ADAPT-ITT…………………………………………………………………….26
Bảng 2.1: Cỡ mẫu, đối tượng nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu cho mục
tiêu 1…………………………………………………………………………………………………………..41
Bảng 2.2: Kết quả sàng lọc và tuyển chọn người tham gia nghiên cứu theo địa điểm
và thời gian………………………………………………………………………………………………….48
Bảng 2.3: Phân nhóm ngẫu nhiên theo địa điểm triển khai nghiên cứu ……………….49
Bảng 2.4: Nội dung làm việc với các nhóm nghiên cứu…………………………………….52
Bảng 2.5: Bảng phân loại mức độ trầm trọng của các vấn đề sức khỏe tâm thần theo
DASS-21 …………………………………………………………………………………………………….56
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của người điều trị Methadone nhiễm HIV và
người nhà…………………………………………………………………………………………………….59
Bảng 3.2: Ví dụ minh họa được hiệu chỉnh ……………………………………………………..71
Bảng 3.3: Hiệu chỉnh ngôn ngữ ……………………………………………………………………..75
Bảng 3.4: Tóm tắt hiệu chỉnh chương trình can thiệp Băng ghế tình bạn …………….76
Bảng 3.5: Tóm tắt hoạt động tập huấn và thực hành thử nghiệm Chương trình can
thiệp Băng ghế tình bạn…………………………………………………………………………………79
Bảng 3.6: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu tại lần đánh giá đầu kì ………………..80
Bảng 3.7: Tình trạng sử dụng đồ uống có cồn trong vòng 3 tháng của đối tượng nghiên
cứu tại lần đánh giá đầu kì …………………………………………………………………………….82
Bảng 3.8: Tình trạng sử dụng chất dạng thuốc phiện trong vòng 3 tháng của đối tượng
nghiên cứu tại lần đánh giá đầu kì ………………………………………………………………….84
Bảng 3.9: Tình trạng có vấn đề SKTT tại lần đánh giá đầu kì ……………………………88
Bảng 3.10: Điểm trầm cảm qua các lần đánh giá………………………………………………88
Bảng 3.11: Điểm lo âu qua các lần đánh giá…………………………………………………….90
Bảng 3.12: Điểm căng thẳng qua các lần đánh giá ……………………………………………91
Bảng 3.13: Điểm DAS qua các lần đánh giá…………………………………………………….93xii
Bảng 3.14: Tình trạng có đồng thời vấn đề SKTT qua các lần đánh giá………………93
Bảng 3.15: Tương quan điểm trầm cảm, lo âu, căng thẳng với tuổi, tình trạng dùng
chất gây nghiện ……………………………………………………………………………………………95
Bảng 3.16: Điểm trầm cảm, lo âu, căng thẳng theo trình độ học vấn…………………..96
Bảng 3.17: Điểm trầm cảm, lo âu, căng thẳng theo tình trạng việc làm……………….96
Bảng 3.18: Tình trạng có số vấn đề SKTT gặp theo tuổi, tình trạng nghiện chất ………97
Bảng 3.19: Tình trạng có số vấn đề SKTT theo trình độ học vấn, nghề nghiệp và
nhóm nghiên cứu………………………………………………………………………………………….97
Bảng 3.20: So sánh sự thay đổi DAS giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm thường qui..98
Bảng 3.21: So sánh sự thay đổi số vấn đề SKTT gặp giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm
thường qui …………………………………………………………………………………………………..9
Nguồn: https://luanvanyhoc.com