thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp
Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận thành phố Hà Nội, năm 2017-2019.Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, mật độ dân cư tại các khu vực thành thị tăng nhanh khiến lượng chất thải phát sinh tại các đô thị ngày càng lớn. Tại Việt Nam, ở hầu hết tất cả các thành phố, thị xã, việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải do các công ty môi trường đô thị (MTĐT) thực hiện. Trong đó, quá trình thu gom chất thải rắn đô thị (TGCTRĐT) vẫn được thực hiện bằng sức người với các thiết bị thô sơ và mang tính chất thủ công.
Với các thiết bị thu gom, vận chuyển thô sơ, công nhân TGCTRĐT phải làm việc ngoài trời, trên đường phố, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Hơn nữa, “chất thải không được phân loại đúng tại nguồn, không được xử lý ban đầu một cách phù hợp đã khiến cho công nhân TGCTRĐT phải tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với bụi bẩn, các vật sắc nhọn, các sinh vật lây nhiễm và các yếu tố độc hại khác”. Những yếu tố này khiến cho công nhân TGCTRĐT có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề về sức khỏe như bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, da liễu, tai nạn thương tích, rối loạn cơ xương (RLCX) (1-7) và bệnh nghề nghiệp (8).
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các RLCX là một trong những rối loạn phổ biến mà công nhân TGCTRĐT gặp phải. Tỷ lệ công nhân TGCTRĐT mắc RLCX khá cao dao động với tỷ lệ khoảng 45%-92,5% (2, 9-11). Trong đó, tỷ lệ RLCX ở công nhân TGCTRĐT cao nhất là 92,5% trong nghiên cứu của tác giả Ziaei và cộng sự năm 2018 tại Iran (11), 72,2% trong nghiên cứu Hàn Quốc (12) và 71% tại Ấn Độ (2). Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, tỷ lệ công nhân TGCTRĐT có các chấn thương vùng thắt lưng dao động trong khoảng 16% đến 74% (13, 14). Tại Hà Lan, cứ 10.000 công nhân MTĐT thì có 19 người có nguy cơ mắc rối loạn cơ xương nghề nghiệp và con số này là 35 người đối với nhóm công nhân TGCTRĐT (15).
Bên cạnh các nguy cơ RLCX, công nhân TGCTRĐT còn có nguy cơ mắc các bệnh khác. Tác giả Rachiotis G. và cộng sự năm 2012 đã chỉ ra tỷ lệ nhiễm viêm gan A ở những người TGCTRĐT là 61% (3). Nghiên cứu của tác giả Eskezia (2016) cho thấy hàng năm, tỷ lệ công nhân TGCTRĐT có ít nhất một chấn thương nghề nghiệp là 34,3% (95%CI: 29,52 – 39,10) (5). Trong nghiên cứu của tác giả Hala Samir Abou-AlWafa tại Ai Cập năm 2011, nhóm công nhân TGCTRĐT thường xuyên phải tiếp xúc với khói diesel do làm việc gần nơi có nhiều phương tiện qua lại, nên tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn hẳn so với nhóm công nhân dịch vụ (25% so với 12,2%) (16). Tại Việt Nam, kết quả khám sức khỏe định kỳ của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội năm 2016 cho thấy có tới 42% công nhân TGCTRĐT xếp loại sức khỏe loại III, IV, V là do mắc các bệnh về hô hấp, răng miệng, da liễu (17).
Kết quả các nghiên cứu về điều kiện lao động và vấn đề sức khỏe của công nhân MTĐT cho thấy do môi trường lao động (MTLĐ) có nhiều yếu tố bất lợi nên công nhân có nhiều vấn đề sức khỏe cần quan tâm như các rối loạn cơ xương, bệnh đường hô hấp, các bệnh da liễu hay tai nạn lao động, tai nạn thương tích… Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ và biện pháp nâng cao sức khoẻ cho công nhân TGCTRĐT còn hạn chế, đặc biệt ở Việt Nam. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là công nhân TGCTRĐT thường gặp vấn đề sức khoẻ nào liên quan đến nghề nghiệp? Kiến thức và thực hành phòng chống vấn đề sức khoẻ đó như thế nào? Cần làm gì để cải thiện sức khoẻ cho họ?
Việc quan tâm, cải thiện điều kiện lao động, hạn chế các bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe cho công nhân MTĐT, trong đó có công nhân TGCTRĐT, là vấn đề hết sức cần thiết. Nghiên cứu: “Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận thành phố Hà Nội, năm 2017-2019” được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu ở trên.
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình, biểu đồ, hộp
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ 4
1.2. Các nguồn phát sinh và hình thức thu gom, phân loại chất thải rắn đô thị 5
1.3. Điều kiện lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị 8
1.4. Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị 12
1.5. Thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị 21
1.6. Một số căn cứ xây dựng mô hình can thiệp 24
1.7. Một số biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị 31
1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu 38
1.9. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội 41
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 44
2.3. Thiết kế nghiên cứu 45
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 45
2.5. Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ số, biến số 49
2.6. Phương pháp phân tích số liệu 58
2.7. Sai số của nghiên cứu và biện pháp khắc phục 60
2.8. Đạo đức nghiên cứu 61
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. Một số vấn đề sức khỏe thường gặp, kiến thức và thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Hai Bà Trưng và Ba Đình, năm 2017 62
3.1.1. Đặc điểm công nhân thu gom chất thải rắn đô thị trong nghiên cứu 62
3.1.2. Một số vấn đề sức khỏe thường gặp của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Hai Bà Trưng và Ba Đình, năm 2017 66
3.1.3. Thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Hai Bà Trưng và Ba Đình, năm 2017 69
3.2. Các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương nghề nghiệp của công nhân thu gom rác thải rắn đô thị 88
3.3. Kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình, năm 2017-2019. 97
3.3.1. Kết quả cải thiện kiến thức, thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình sau can thiệp 97
3.3.2. Kết quả cải thiện kiến thức, thực hành về phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình sau can thiệp 103
3.3.3. Kết quả cải thiện tình trạng sức khoẻ sau ca lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình sau can thiệp 107
3.3.4. Tính duy trì, bền vững của can thiệp 110
Chương 4: BÀN LUẬN 112
4.1. Một số vấn đề sức khỏe thường gặp, kiến thức và thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Hai Bà Trưng và Ba Đình, năm 2017 112
4.2. Xây dựng các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương ở công nhân thu gom rác thải rắn đô thị 123
4.3. Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình, năm 2017-2019. 129
4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 132
KẾT LUẬN 136
KHUYẾN NGHỊ 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 2. TRANH MINH HỌA TƯ THẾ LAO ĐỘNG
PHỤ LỤC 3. PHIẾU PHÁT VẤN
PHỤ LỤC 4. BẢNG KIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ TƯ THẾ LAO ĐỘNG
PHỤ LỤC 6. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM
PHỤ LỤC 7. CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 8. CÁCH CHẤM ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ
PHỤ LỤC 9. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ “THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI”
PHỤ LỤC 10. GIẤY CHẤP THUẬN CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng công nhân trong giai đoạn triển khai nghiên cứu 42
Bảng 2.1. Các giai đoạn triển khai nghiên cứu 44
Bảng 2.2. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu 57
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của công nhân 62
Bảng 3.2. Một số đặc điểm công việc của công nhân 63
Bảng 3.3. Công việc trong ca lao động của công nhân 64
Bảng 3.4. Các yếu tố tác hại công nhân có tiếp xúc trong môi trường làm việc 65
Bảng 3.5. Triệu chứng sau ca lao động của công nhân 66
Bảng 3.6. Nguy cơ rối loạn cơ xương mạn tính của công nhân đánh giá bằng điểm Orebro 67
Bảng 3.7. Mức độ các dấu hiệu rối loạn cơ xương sau ca lao động của công nhân 68
Bảng 3.8. Kiến thức về yếu tố tác hại nơi làm việc 69
Bảng 3.9. Kiến thức về vấn đề sức khoẻ liên quan đến nghề nghiệp 70
Bảng 3.10. Kiến thức về biện pháp phòng chống bệnh liên quan nghề nghiệp 71
Bảng 3.11. Kiến thức của công nhân về nghĩa vụ của người lao động 72
Bảng 3.12. Kiến thức của công nhân về quyền lợi của người lao động 73
Bảng 3.13. Kiến thức về phương tiện bảo vệ cá nhân cần sử dụng khi làm việc 74
Bảng 3.14. Điểm kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân 75
Bảng 3.15. Thực hiện tư thế lao động bất lợi trong ca lao động 75
Bảng 3.16. Thực hiện nghĩa vụ của người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động 76
Bảng 3.17. Tỷ lệ công nhân thường xuyên sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân 77
Bảng 3.18. Điểm thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân 78
Bảng 3.19. Kiến thức của công nhân về nguyên nhân gây rối loạn cơ xương 78
Bảng 3.20. Kiến thức về các tư thế lao động bất lợi có thể gây rối loạn cơ xương 79
Bảng 3.21. Kiến thức về biểu hiện của rối loạn cơ xương 80
Bảng 3.22. Kiến thức về ảnh hưởng của các rối loạn cơ xương 80
Bảng 3.23. Kiến thức về biện pháp phòng chống các rối loạn cơ xương 81
Bảng 3.24. Kiến thức về biện pháp xử trí khi có các dấu hiệu ban đầu của rối loạn cơ xương 82
Bảng 3.25. Điểm kiến thức về rối loạn cơ xương của công nhân 82
Bảng 3.26. Xử trí khi có dấu hiệu rối loạn cơ xương tại các thời điểm khác nhau 83
Bảng 3.27. Điểm thực hành về rối loạn cơ xương của công nhân 85
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động và tình trạng rối loạn cơ xương sau ca lao động 85
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về rối loạn cơ xương và tình trạng rối loạn cơ xương sau ca lao động 86
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về rối loạn cơ xương và nguy cơ rối loạn cơ xương mạn tính 87
Bảng 3.31. Các hoạt động can thiệp đã triển khai 88
Bảng 3.32. Danh mục các tài liệu can thiệp được xây dựng 89
Bảng 3.33. Sự thay đổi điểm kiến thức về yếu tố tác hại nghề nghiệp và vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp của công nhân sau can thiệp 97
Bảng 3.34. Kết quả cải thiện kiến thức về các yếu tố tác hại nghề nghiệp và vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp của công nhân 98
Bảng 3.35. Sự thay đổi điểm kiến thức về biện pháp dự phòng vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp và các vấn đề sức khỏe do hành vi có hại gây ra 99
Bảng 3.36. Kết quả cải thiện kiến thức về biện pháp dự phòng vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp và các vấn đề sức khỏe do hành vi có hại gây ra 99
Bảng 3.37. Sự thay đổi kiến thức về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động 100
Bảng 3.38. Kết quả cải thiện kiến thức của công nhân về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động 100
Bảng 3.39. Sự thay đổi điểm kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân ở hai nhóm sau can thiệp 101
Bảng 3.40. Kết quả cải thiện kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị 101
Bảng 3.41. Sự thay đổi thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân ở hai nhóm sau can thiệp 102
Bảng 3.42. Kết quả cải thiện thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị 102
Bảng 3.43. Sự thay đổi điểm kiến thức của công nhân về rối loạn cơ xương 103
Bảng 3.44. Kết quả cải thiện kiến thức của công nhân về rối loạn cơ xương 104
Bảng 3.45. Kết quả cải thiện thực hành các biện pháp dự phòng rối loạn cơ xương 105
Bảng 3.46. Kết quả cải thiện thực hành xử trí khi có các dấu hiệu về rối loạn cơ xương và thực hành chung phòng chống rối loạn cơ xương 106
Bảng 3.47. Sự thay đổi tỷ lệ công nhân có dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động về rối loạn cơ xương 107
Bảng 3.48. Kết quả giảm một số dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị sau can thiệp 108
Bảng 3.49. Sự thay đổi số dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động và điểm Orebro đánh giá nguy cơ rối loạn cơ xương của công nhân sau can thiệp 109
Bảng 3.50. Kết quả giảm số dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động và giảm nguy cơ rối loạn cơ xương của công nhân đánh giá bằng điểm Orebro sau can thiệp 110