THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ NĂM 2005

THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TẠI TỈNH KHÁNH HOÀ NĂM 2005

Hàng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh chết, trong đó 75% số trẻ chết xảy ra tại các nước  đang  phát  triển  [1].  Cũng  khoảng  trên 500.000 phụ nữ tử vong liên quan đến sinh sản trên thế giới hàng năm [2]. Nhiều nghien cứu đã tính toán được rằng đa số các trường hợp tử vong mẹ và sơ sinh có thể phòng được với những can Là các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 tuổi có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi tại tỉnh Khánh Hoà.

2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả KPC 2000+.

Cỡ mẫu nghiên cứu: thiệp đơn giản và rẻ tiền. Ví dụ, chỉ cần đầu tư thêm 1 đô la/ năm/trẻ sơ sinh thì có thể phòng được 3/4 số trẻ chết sơ sinh [2]. Những biện pháp phòng ngừa tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh đã được thử nghiệm một cách toàn diện ở tỉnh Gadchiroli, ấn Độ. Đó là những can thiệp về chăm sóc trước sinh, trong khi chuyển dạ và chăm sóc sau khi sinh cho cả mẹ lẫn trẻ sơ sinh. Kết quả thu được rất khả quan, tỷ lệ chết mẹ và chết trẻ sơ sinh giảm được 70% [3]. Tại Việt Nam, các can thiệp cho mẹ và trẻ sơ sinh thường hay tách rời giữa chăm sóc mẹ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh vẫn còn nhiều điểm cần nâng cao, đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này nhưng rõ ràng có 2 nhóm lý do cơ bản đó là sự kém hiểu biết của người sử dụng dịch vụ và yếu kém của người cung cấp dịch vụ. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu:

Mục tiêu: Nghiên cứu hành vi chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau khi đẻ cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh tại tỉnh Khánh Hòa năm 2005. Phương pháp: Áp dụng chiến lược thiết kế nghiên cứu mô tả KPC (Knowledge Practice Coverage) 2000 + trên 210 phụ nữ có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi. Kết quả: Thực hành chăm sóc trước, trong và sau khi sinh tại tỉnh Khánh Hòa là tương đối tốt. Tỷ lệ được khám thai đủ 3 lần (90,5%), tiêm phòng uốn ván (83,3%), uống viên sắt (93,8%), đẻ tại cơ sở y tế (95,7%) hoặc do cán bộ y tế đỡ đẻ là khá cao (97,5%). Tuy vậy một số thực hành chăm sóc sơ sinh cần được nâng cao đó là tắm trẻ sớm trong ngày đầu, cho trẻ bú sớm trong vòng giờ đầu sau đẻ. Kết luận: Có một sự thiếu hụt khá lớn về việc chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh của đồng bào người dân tộc. Đây chính là những điểm cần được bổ xung nhằm nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại tỉnh Khánh Hòa.


 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment