Thực hành làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2021

Thực hành làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2021

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Thực hành làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2021.Trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quá trình làm sạch dụng cụ tại khoa sau khi sử dụng là một khâu quan trọng và bắt buộc phải thực hiện trước khi tiến hành quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn (KKTK) tiếp theo. Quá trình làm sạch được thực hiện tốt sẽ giúp tối ưu hiệu quả của việc khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn (1-3). Trong cơ sở khám, chữa bệnh, nếu quá trình xử lý dụng cụ không được tuân thủ nghiêm ngặt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng (4-6).
Trên thế giới đã có những báo cáo tại nhiều quốc gia ghi nhận về các vụ dịch, nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến xử lý dụng cụ không tốt và dẫn đến tử vong người bệnh (4,7-9). Trong một nghiên cứu trích dẫn từ năm 1992, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ đã ước tính “có khoảng 2 triệu ca nhiễm khuẩn bệnh viện; 90.000 ca tử vong và mất 4,5 tỷ đô la Mỹ chi phí chăm sóc vượt mức hàng năm” (10). Tuy nhiên, việc làm sạch, KKTK dụng cụ y tế chịu nhiệt ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh luôn gặp những thách thức liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế (NVYT) (11-14).


Tại Việt Nam, trong khám, điều trị và chăm sóc người bệnh, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tái sử dụng các dụng cụ y tế thiết yếu chịu nhiệt (DCTYCN) như: kelly, kéo, dao mổ, khay hạt đậu,… Quá trình tái sử dụng này nếu không tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu KKTK đúng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám và điều trị người bệnh tại bệnh viện (1-3). Do đó, Bộ Y tế đã ban hành nhiều bản hướng dẫn về quy trình làm sạch, KKTK dụng cụ y tế (1,2,15,16). Tuy chưa có nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống về việc tuân thủ các quy trình này tại các cơ sở khám, chữa bệnh tại Việt Nam nhưng kết quả từ một số báo cáo khảo sát của Bộ Y tế cho thấy việc thực hiện đúng các quy trình làm sạch, KKTK dụng cụ tại các cơ sở khám, chưa bệnh, đặc biệt tại các bệnh viện còn nhiều hạn chế: “nhiều bệnh viện chưa có đơn vị tiệt khuẩn trung tâm, việc làm sạch chủ yếu bằng tay”; “nhiều bệnh viện chưa có thực hiện kiểm tra chất lượng dụng cụ KKTK chủ động, NVYT xử lý dụng cụ chưa được đào tạo chính quy mà chỉ làm việc theo kinh nghiệm, tỷ lệ thực hành đúng quy trình làm sạch chưa cao” (12,15,17-22).
Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang có quy mô 850 giường bệnh với 832 NVYT. Năm 2019, có khoảng 8.404 lượt phẫu thuật, thủ thuật các loại đã được thực hiện tại bệnh viện. Ước tính mỗi ngày điều dưỡng bệnh viện phải làm sạch, KKTK khoảng 200 bộ dụng cụ bằng kim loại như: dụng cụ thay băng, dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ sinh và các dụng cụ xâm lấn. Báo cáo tổng kết quy trình làm sạch, KKTK dụng cụ tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) năm 2019 đạt 100%, 100% số mẫu xét nghiệm vi sinh trên dụng cụ sau khi KKTK có kết quả đạt (23). Căn cứ những văn bản của Bộ Y tế và điều kiện thực tiễn, bệnh viện đã ban hành quy trình, quy định về làm sạch, KKTK dụng cụ bao gồm dụng cụ thiết yếu và không thiết yếu. Tuy nhiên, việc tuân thủ và những yếu tố liên quan đến thực hiện đúng làm sạch, KKTK của điều dưỡng là một nội dung quan trọng cần quan tâm nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tổng thể nào về vấn đề này tại bệnh viện. Do đó, nhằm cung cấp những thông tin có tính khoa học làm cơ sở đề xuất những khuyến nghị giúp bệnh viện tăng cường công tác KSNK, trong đó có quy trình làm sạch, KKTK dụng cụ của điều dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn cho người bệnh, nghiên cứu: “Thực hành làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2021” được tiến hành.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực hành về làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, bệnh viện đa khoa khu tỉnh An Giang, năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang, năm 2021

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………..3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………..4
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ ………………………………………………………………4
1.2. Tuân thủ quy trình làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt………………………5
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình làm sạch dụng cụ……………12
1.4. Thông tin tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ……………………………………………14
1.5. Khung lý thuyết ……………………………………………………………………………..16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………….16
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………..17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………….17
2.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………..17
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu …………………………………………………..17
2.5. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………………………19
2.6. Các biến số nghiên cứu……………………………………………………………………22
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu…………………………………..23
2.8. Phương pháp phân tích số liệu………………………………………………………….24
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu………………………………………………………..25
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số……………………………………………….26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….27
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu………………………………………….27
3.2. Thực hành về làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt của điều dưỡng tại các
khoa lâm sàng, bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang, năm 2021 …..28
HUPHII
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu
nhiệt của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, bệnh viện đa khoa khu vực
tỉnh An Giang, năm 2021…………………………………………………………………34
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………..42
4.1. Thực hành về làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt của điều dưỡng tại các
khoa lâm sàng, bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang, năm 2021….42
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu
nhiệt của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, bệnh viện đa khoa khu vực
tỉnh An Giang, năm 2021 ……………………………………………………………….48
4.3. Hạn chế của nghiên cứu…………………………………………………………………..51
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………53
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………….54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Biến số nghiên cứu
Phụ lục 2: Phiếu quan sát thực hành
Phụ lục 3: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu
Phụ lục 4: Hướng dẫn thảo luận nhóm
Phụ lục 5: Một số hình ảnh trong quá trình thu thập số liệ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các bước quy trình làm sạch ban đầu dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt ………..8
Bảng 2.1. Số điều dưỡng và cơ hội quan sát tại từng khoa…………………………………18
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới tính, trình độ học vấn của điều dưỡng ………………….27
Bảng 3.2. Tỷ lệ thực hành đúng từng thao tác ở Bước 1 – Chuẩn bị ……………………28
Bảng 3.3. Tỷ lệ thực hành đúng từng thao tác ở Bước 2 – Cọ rửa dụng cụ …………..29
Bảng 3.4. Tỷ lệ thực hành đúng từng thao tác ở Bước 5 – Bàn giao dụng cụ
cho Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn ………………………………………………………………….30
Bảng 3.5. Tỷ lệ thực hành đúng ở từng bước của quy trình làm sạch ………………….31
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ tuân thủ thực hành chung theo khoa lâm sàng ……………….32
Bảng 3.7. Tỷ lệ thực hành đạt về làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt của
điều dưỡng đánh giá tại 02 cơ hội quan sát………………………………………………………33
Bảng 3.8. Tỷ lệ thực hành đạt của điều dưỡng theo khoa…………………………………..33
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực hành của điều dưỡng…………..34
HUPHv
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình xử lý dụng cụ chung tại khoa lâm sàng ………………………………6
Sơ đồ 1.2. Quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt sau khi sử dụng tại khoa………………..6
Sơ đồ 1.3. Khung lý thuyết ……………………………………………………………………………16
Hình 2.1. Điều dưỡng thực hiện làm sạch dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt tại khoa …..21
Hình 2.2. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với điều dưỡng trưởng của các khoa
lâm sàng………………………………………………………………………………………………………22
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thâm niên công tác …………………27
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thực hành đúng các thao tác ở Bước 3 và Bước 4…………………..29
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thực hành đúng từng thao tác của quy trình làm sạch……………..30
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tuân thủ thực hành chung quy trình làm sạch ………………………..3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh (Ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày
27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm
khuẩn). 2012.
2. Bộ Y tế. Hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện (Tài
liệu tham khảo). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2013.
3. Lê Thị Anh Thư. Giáo trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội; 2011.
4. James E. Everhart, editor. The Burden of Digestive Diseases in the United States.
National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. US Government
Printing Office: Washington, DC; 2008.
5. Julia Kovaleva, Frans T. M. Peters, Henny C. van der Mei, et al. Transmission of
Infection by Flexible Gastrointestinal Endoscopy and Bronchoscopy. Clin Microbiol
Rev. 2013;26(2):231–54.
6. Paul Robertson, Andrew Smith, Margaret Anderson, et al. Transmission of
Salmonella enteritidis after endoscopic retrograde cholangiopancreatography
because of inadequate endoscope decontamination. Am J Infect Control.
2017;45(4):440-2.
7. Amit Kumar Dutta, Ashok Chacko. Hepatitis B virus tranmission and reprocessing
of endoscopes. Hepatitis B Annual. 2009;6(1):110-5.
8. D H Spach, F E Silverstein, W E Stamm. Transmission of infection by
gastrointestinal endoscopy and bronchoscopy. Ann Intern Med. 1993;118(2):117-28.
9. Gabriela Baruque Villar, Felipe Teixeira de Mello Freitas, Jesus Pais Ramos, et al.
Risk Factors for Mycobacterium abscessus subsp. bolletii infection after laparoscopic surgery during an outbreak in Brazil. Infect Control Hosp Epiderniol. 2015;36(1):81-6.
10. A Arora, S Seth, R K Tandon. Gastrointestinal endoscope disinfection practices in India: results of a national survey. Indian J Gastroenterol. 1992;11(2):62-4.
11. Hồ Đăng Quý Dũng. Tóm tắt hướng dẫn làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn trong nội soi tiêu hóa. Thời sự y học 12/2017. 2017:10-5.
12. Nguyễn Đức Huệ. Thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở răng hàm mặt
công lập tuyến quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả can thiệp. Luận
án Tiến sỹ Y học. Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương. Hà Nội: 2017.
13. Nguyễn Văn Dũng, Trần Đỗ Hùng. Nghiên cứu kiến thức, thực hành về nhiễm
khuẩn bệnh viện của nhân viên y tế tại các bệnh viện thuộc tỉnh Vĩnh Long năm
2012. Tạp chí y học thực hành. 2013;857(1):105-10.
14. Nguyễn Lan Phương, Nguyễn Đỗ Nguyên. Kiến thức, thái độ thực hành về xử lý
dụng cụ sau sử dụng của điều dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2006.
Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2007;11(1):64-9.
15. Bộ Y tế. Đánh giá thực trạng triển khai công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh
viện trên toàn quốc. Đại hội Hội kiểm soát nhiễm khuẩn lần thứ nhất; 28/7/2008; Hà
Nội; 2008.
16. Bộ Y tế. Hướng dẫn xử lý ống nội soi mềm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
(Ban hành kèm Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc phê duyệt các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh). 2017.
17. Nguyễn Văn Hà. Thực trạng phương tiện và tổ chức triển khai chống
nhiễm khuẩn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên năm 2007. Tạp chí Y học lâm
sàng, chuyên đề 6. 2008.
18. Hoàng Thị Mỹ Hằng, Hồ Thị Kim Thoa, Mai Ngọc Xuân, et al. Đánh giá hiệu quả hoạt
động của đơn vị tiệt khuẩn trung tâm bệnh viện Nhi đồng 2 trong 6 tháng đầu năm
2009. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2009;13(5):37-42.
19. Lê Thị Thảo. Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện khử khuẩn- tiệt
khuẩn dụng cụ y tế của điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn năm
2017. Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện. Trường Đại học Y tế công cộng. Hà Nội:
2017.
20. Lưu Ngọc Đoàn Hùng. Thực trạng tuân thủ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn ống nội
soi mềm và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa Nội soi bệnh viện Triều An, năm
2018. Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện. Trường Đại học Y tế công cộng. Hà Nội:
2018.
21. Bùi Quang Vi. Thực trạng tuân thủ quy trình xử lý dụng cụ ban đầu của điều dưỡng
tại trung tâm y tế huyện Phú Tân 2018. An Giang: 2018.
HUPH57
22. Nguyễn Thị Cánh. Thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế
tại bệnh viện E. Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện. Trường Đại học Y tế công
cộng. Hà Nội: 2019.
23. Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang. Báo cáo kết quả đánh giá bệnh viện năm
2019. 2019.
24. V Ahuja, R K Tandon. Survey of gastrointestinal endoscope disinfection and
accessory reprocessing practices in the Asia-Pacific region. J Gastroenterol Hepatol.
2000;15 Suppl:78-81.
25. Akhilesh G Sukhlecha, Shuchita Vaya, Ghanshyam G Parmar, et al. Knowledge,
attitude, and practice regarding sterilization among health-care staff in a tertiary
hospital of western India. International Journal of Medical Science and Public
Health. 2015;4(10):1377-82.
26. Rafaqat Bota, Mushtaq Ahmed, Muhammad Salah Jamali, et al. Knowledge and
self-perceived practices regarding infection control among nursing students of a
tertiary care hospital. Am J Infect Control. 2013;41(11):1143-4.
27. Imad Fashafsheh, Ahmad Ayed, Faeda Eqtait, et al. Knowledge and Practice of
Nursing Staff towards Infection Control Measures in the Palestinian Hospitals.
Journal of Education and Practice. 2015;6(4):79-90.
28. Biniyam Sahiledengle Geberemariyam. Instrument processing knowledge and
practice amongst healthcare workers in Addis Ababa, Ethiopia. International Journal
of Infection Control. 2018;14(2):1-11.
29. Ngô Ngọc Bích, Tạ Văn Trầm. Kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn
của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy năm 2008. Tạp chí Y học Hồ
Chí Minh. 2010;14(4):242-5.
30. Lê Thị Kim Hoa. Khảo sát kiến thức của điều dưỡng, nữ hộ sinh về công tác khử
khuẩn, tiệt khuẩn tại bệnh viện Tịnh Biên năm 2015. An Giang: 2015.
31. Bret T Petersen, Jennifer Chennat, Jonathan Cohen, et al. Multisociety guideline on
reprocessing flexible gastrointestinal endoscopes: 2011. Gastrointest Endosc.
2011;73(6):1075-84.
32. Bret T Petersen, Jonathan Cohen, Ralph David Hambrick 3rd, et al. Multisociety
guideline on reprocessing flexible GI endoscopes: 2016 update. Gastrointest Endosc.
2017;85(2):282-94.
33. World Gastroenterology Organisation, World Endoscopy Organization. Global
Guideline: Endoscope disinfection – a resource-sensitive approach. 2011

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment