THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA NHIỄM SARS-COV-2 CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ
THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA NHIỄM SARS-COV-2 CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ
Phan Thành Công1,2,, Trần Đặng Ngọc Linh2,3, Nguyễn Hoàng Quý2,3, Nguyễn Đăng Khoa2
1 Trường Đại học Văn Lang
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân ung thư có thực hành đúng trong phòng ngừa nhiễm SARS-CoV-2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 102 bệnh nhân ung thư được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có thực hành đúng là 70,59%. Kết luận: Cần tăng cường hướng dẫn thực hành phòng ngừa nhiễm SARS-CoV-2 trên bệnh nhân ung thư, khuyến khích bệnh nhân làm theo các khuyến cáo y tế hiện hành.
COVID-19 là bệnh lý cấp tính, lây nhiễm, do vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng và trở thành đại dịch toàn cầu, tỷ lệ nhiễm đến nay khoảng 6% dân số thế giới, tỉ lệ tử vong khoảng 1,5% số ca nhiễm [2]. Ung thư là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm, có tần suất và suất độ lưu hành cao trên thế giới và Việt Nam. Bệnh có nguy cơ tiến triển và tử vong cao. Bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao mắc COVID-19 do nhiều nguyên nhân và khi mắc COVID-19 sẽ gia tăng tỷ lệ tử vong [1]. Thứ nhất, bệnh nhân ung thư tăng nguy cơ phơi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 do điều trị kéo dài, di chuyển tới bệnh viện nhiều lần. Thứ hai, khi phơi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thì dễ bị nhiễm bệnh và tiến triển nặng do sức đề kháng suy giảm. Bên cạnh đó, những yếu tố phát sinh trong quá trình điều trị ung thư, yếu tố tuổi tác, bệnh nền kèm theo cũng làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm trên bệnh nhân ung thư. Tỷ lệ mắc COVID-19 ở bệnh nhân ung thư khoảng 1-4% trong đa số các nghiên cứu, gần với tỷ lệ mắc trong dân số chung [5]. Trên thực hành lâm sàng, chỉ có những bệnh nhân không mắc COVID-19 và ổn định về nguy cơ biến chứng do COVID-19 gây ra thì mới điều trị ung thư [3]. Do vậy việc phòng ngừa lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 có ý nghĩa quan trọng trong ngăn chặn mắc COVID-19, đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân và hiệu quả quá trình điều trị ung thư [4]. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam ngoài những khuyến cáo trong bảo vệ và ngăn ngừa nhiễm bệnh, chưa có nhiều công bố về thực hành phòng ngừa nhiễm SARS-CoV-2 trên bệnh nhân ung thư. Do đó đề tài này được thực hiện với mục đích xác định tỷ lệ bệnh nhân ung thư thực hành đúng trong phòng ngừa nhiễm SARS-CoV-2
Nguồn: https://luanvanyhoc.com