Thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng lâm sàng khoa Nhi bệnh viện Bà Rịa và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2019

Thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng lâm sàng khoa Nhi bệnh viện Bà Rịa và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2019

Luận văn thạc sĩ Thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng lâm sàng khoa Nhi bệnh viện Bà Rịa và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2019.Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, có đến trên 90% trong số đó đƣợc thực hiện trong chăm sóc và chữa bệnh. Nhƣ vậy chúng ta thấy đƣợc vị trí quan trọng của tiêm, đặc biệt điều này càng quan trọng hơn đối với những nơi có ngƣời bệnh cần chăm sóc tích cực, khi bệnh nhân (BN) không dung nạp thuốc đƣợc bằng đƣờng uống bác sỹ sẽ cân nhắc cho BN dùng thuốc đƣờng tiêm, khi ngƣời bệnh không ăn đƣợc họ sẽ đƣợc nuôi dƣỡng bằng cách đƣa chất dinh dƣỡng trực tiếp vào cơ thể bằng đƣờng tiêm, truyền…Bên cạnh những lợi ích của tiêm, việc này cũng có thể gây ra các rủi do: sốc phản ứng thuốc, áp xe tại nơi tiêm, chứng liệt thần kinh và là tác nhân làm lây truyền các vi rút cho nhân viên y tế (NVYT), ngƣời bệnh qua đƣờng máu. Vì vậy tiêm an toàn (TAT) có vai trò lớn, chủ đạo trong quá trình thực hiện tiêm, truyền với các bên liên quan nhƣ: ngƣời thực hiện tiêm- ngƣời điều dƣỡng, ngƣời nhận mũi tiêm- ngƣời bệnh, đối tƣợng khác- cộng đồng [28].
Mặc dù tiêm an toàn đƣợc Bộ Y tế tiếp cận và triển khai trong toàn quốc trƣớc đó nhƣng đến năm 2000 mới có sự phối hợp giữa Bộ Y tế và hội Điều dƣỡng Việt Nam trong kế hoạch phát động triển khai “Tiêm an toàn” trong cả nƣớc. Kế hoạch vạch ra 3 nội dung nổi bật “Cung cấp kiến thức để NVYT và ngƣời bệnh thay đổi hành vi; cung cấp dụng cụ phù hợp, đầy đủ; Phân loại và quản lý chất thải đúng quy chế”. Thực hành kỹ thuật tiêm đƣợc hƣớng dẫn cụ thể trong Quyết định số 3671/QĐ-BYT “Hƣớng dẫn TAT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” [7]. Nhận thức đƣợc lợi ích mang lại của chƣơng trình TAT, nên chƣơng trình đã nhận đƣợc sự đồng thuận và tham gia của không chỉ đội ngũ ĐD mà toàn thể NVYT trong cả nƣớc. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TAT còn ở mức thấp, năm 2005 Đào Thành thực hiện đề tài này tại 8 tỉnh kết quả có tới 77,4% mũi tiêm chƣa đạt tiêu chuẩn an toàn [12]; 22,2% là tỷ lệ mũi TAT trong nghiên cứu năm 2012 Trần Thị Minh Phƣợng thực hiện tại BV đa khoa Hà Đông [27]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố liên quan tới TAT khác nhau nhƣ thâm niên, kiến thức TAT [22]; giới tính, tập huấn [21]; nhóm tuổi, thâm niên [27].

Bệnh viện (BV) Bà Rịa là BV đứng đầu tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về quy mô2 giƣờng bệnh và chất lƣợng hoạt động chuyên môn. Nâng cao chất lƣợng của đơn vị luôn là quan tâm hàng đầu của lãnh đạo và toàn thể ngƣời lao động trong BV. Với mục tiêu phát triển đồng bộ, toàn điện nên hầu hết các đối tƣợng lao động trong đơn vị đều đƣợc quan tâm và phát triển, tùy theo từng đối tƣợng mà có những ƣu tiên phát triển trọng điểm khác nhau: với công tác ĐD công việc tiêm truyền là hoạt động thực tế và thiết thực góp phần nâng cao chất lƣợng BV. Một số hoạt động nhƣ tập huấn về TAT; ban hành quy trình, quy định; tăng cƣờng dụng cụ; thực hiện giám sát đã đƣợc BV thực hiện trong nhiều năm.
Tiêm là kỹ thuật đƣợc sử dụng ở hầu hết các khoa của BV, riêng tại khoa Nhi bệnh viện Bà Rịa với đặc thù là khoa có áp lực công việc lớn, số ngƣời bệnh tới khám và lƣu trú thƣờng vƣợt so với kế hoạch khoa là 140% [1]; một ngày mỗi ĐD lâm sàng thực hiện khoảng 25- 30 mũi tiêm [14]. Với đặc điểm bệnh nhân còn nhỏ, việc thực hiện tiêm cho ngƣời bệnh đòi hỏi ngƣời ĐD phải chú ý hơn. Để quá trình tiêm đƣợc bảo đảm tiêm an toàn ngƣời ĐD cần có kỹ năng chuyên môn tốt, khả năng giao tiếp thành thạo để nhận đƣợc sự phối hợp, hỗ trợ của thân nhân ngƣời bệnh. Tuy nhiên trong khoa chƣa có nghiên cứu nào về vấn đề này nên việc thực hiện đề tài “Thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng lâm sàng khoa Nhi bệnh viện Bà Rịa và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2019” là cần thiết. Nghiên cứu sẽ đƣa ra các bằng chứng khoa học thực tiễn về thực hành TAT của ĐD khoa Nhi từ đó đề ra các giải pháp, xây dựng các kế hoạch thực hiện hiệu quả nhằm đảm bảo và nâng cao tỷ lệ thực hiện TAT góp phần khẳng định và đƣa chất lƣợng hoạt động của BV đƣợc tốt hơn, hiệu quả hơn.
Có nhiều hình thức tiêm đƣợc sử dụng tại bệnh viện Bà Rịa nhƣ tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dƣới da, tiêm trong da, truyền tĩnh mạch…nhƣng tại khoa Nhi, hầu hết bệnh nhi đƣợc sử dụng thuốc chủ yếu bằng đƣờng tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch nhằm đảm bảo cho ngƣời bệnh ít đau nhất và lƣợng thuốc đƣợc đƣa vào cơ thể đạt cao nhất. Chính vì vậy trong nghiên cứu này tôi chủ đích nghiên cứu về tiêm an toàn với tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch ngoại biên. Để thuận tiện trong trình3 bày tôi sử dụng cụm từ tiêm an toàn thay cho tiêm tĩnh mạch an toàn và truyền tĩnh mạch an toàn.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hành tiêm an toàn của điều dƣỡng lâm sàng khoa Nhi bệnh viện Bà Rịa năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến thực hành tiêm an toàn của điều dƣỡng lâm sàng khoa Nhi bệnh viện Bà Rịa năm 2019

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………………………………….i
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………………ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ………………………………………………………………………..vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………………..vii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………………3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………4
1.1. Một số định nghĩa……………………………………………………………………………………..4
1.2. Nguyên tắc thực hành tiêm an toàn……………………………………………………………..5
1.2.1. Không gây nguy hại cho ngƣời nhận mũi tiêm……………………………………….5
1.2.2. Không gây nguy hại cho ngƣời tiêm……………………………………………………..6
1.2.3. Không gây nguy hại cho cộng đồng………………………………………………………7
1.3. Nguy cơ gánh nặng của tiêm không an toàn …………………………………………………8
1.3.1. Đối với ngƣời bệnh …………………………………………………………………………….8
1.3.2. Đối với nhân viên y tế…………………………………………………………………………9
1.3.3. Đối với cộng đồng………………………………………………………………………………9
1.4. Một số nghiên cứu về thực hành tiêm an toàn …………………………………………….10
1.4.1. Trên thế giới…………………………………………………………………………………….10
1.4.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………………………11
1.5. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu……………………………………………………..19
1.6. Khung lý thuyết………………………………………………………………………………………21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………………………………………22
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu định lƣợng……………………………………………………….22
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu định tính ………………………………………………………….22iii
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………..22
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………………22
2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu……………………………………………………………22
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lƣợng…………………………………………………………..22
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính……………………………………………………………..23
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu……………………………………………………………………23
2.5.1. Công cụ nghiên cứu ………………………………………………………………………….23
2.5.2. Quy trình thu thập số liệu…………………………………………………………………..24
2.5.3. Thu thập số liệu định lƣợng ……………………………………………………………….24
2.5.4. Thu thập số liệu định tính ………………………………………………………………….25
2.6. Các biến trong nghiên cứu ……………………………………………………………………….26
2.6.1. Thực hành tiêm an toàn……………………………………………………………………..26
2.6.2. Chủ đề nghiên cứu định tính ………………………………………………………………26
2.7. Phƣơng pháp phân tích số liệu ………………………………………………………………….27
2.7.1. Phân tích số liệu định lƣợng……………………………………………………………….27
2.7.2. Phân tích thông tin định tính ………………………………………………………………28
2.8. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………………………..28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………..29
3.1. Một số thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………..29
3.2. Thực trạng tiêm an toàn …………………………………………………………………………..29
3.3. Yếu tố ảnh hƣởng tới thực hành TAT………………………………………………………..34
3.3.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của mũi tiêm với tiêm an toàn………..34
3.3.2. Yếu tố đặc điểm của điều dƣỡng…………………………………………………………35
3.3.3. Yếu tố trang thiết bị…………………………………………………………………………..37
3.3.4. Yếu tố quản lý ………………………………………………………………………………….39
Chƣơng 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………….44
4.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………………………..44iv
4.2. Thực hành tiêm an toàn……………………………………………………………………………46
4.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng………………………………………………………………………….52
4.4. Hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………………………..54
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………..56
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………57
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………….58
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………………..6

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment