THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC VỀ THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 3 HỆ BÁC SỸ NĂM HỌC 2020-2021 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC VỀ THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 3 HỆ BÁC SỸ NĂM HỌC 2020-2021 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC VỀ THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 3 HỆ BÁC SỸ NĂM HỌC 2020-2021 CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Thị Thanh Hương Trần 1,2,, Thị Hồng Hạnh Vũ 1, Thị Thúy Linh Nguyễn 
Tự chăm sóc mang lại rất nhiều tác động tích cực đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Đã có nhiều nghiên cứu triển khai về tự chăm sóc trên những bệnh nhân mắc bệnh lý đái tháo đường, huyết áp, suy tim,… nhưng lại có rất ít nghiên cứu trên sinh viên y khoa nhất là nghiên cứu tự chăm sóc thể chất. Phương pháp: Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu mô tả thực hành tự chăm sóc thể chất của sinh viên năm thứ 3 hệ bác sĩ Trường Đại học Y Hà Nội, năm học 2020 – 2021. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 263 sinh viên, khảo sát qua bộ câu hỏi online, tự thiết kế. Kết quả: Điểm trung bình thực hành tự chăm sóc thể chất là 2,16. Điểm trung bình thực hành tự chăm sóc thể chất ở sinh viên nam cao hơn sinh viên nữa và sự khác biệt này có nghĩa thống kê (p< 0,05). Tỷ lệ sinh viên thường xuyên hoạt động thể lực rất thấp (<10%); 42,9% sinh viên vẫn thường xuyên lựa chọn các thức ăn có nhiều dầu mỡ, 17,5% sinh viên có thời gian lướt web >5 tiếng mỗi ngày; 35,8% sinh viên có thời gian ngủ/ngày ít hơn so với khuyến cáo. Kết luận: Cần giáo dục thường xuyên và tạo điều kiện để sinh viên y khoa có cơ hội tự chăm sóc bản thân.

Tự chăm sóc bản thân được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa là “khả năng của các cá nhân, gia đình và cộng đồng để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe và đối phó với bệnh tật và tàn tật dù có hoặc không có sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe”[1].Các nội dung của tự chăm sóc bao gồm tự chăm sóc về thể chất, về tinh thần, về tâm lý xã hội.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác động tích cực của tự chăm sóc bản thân đến chức năng sinh lý, mức  độ  kiểm  soát,  mức  độ  bất  lợi,  các  biến chứng của bệnh nhân và tối ưu hóa nguồn lực y tế hạn chế. Ngoài ra, tự chăm sóc có tác động tích cực đến hạnh phúc. Sinh viên y khoa được biết tới học tập trong môi trường tương đối căng thẳng: vừa học lý thuyết và vừa thực tập trong môi  trường  bệnh  viện,  vì  vậy  hiểu  biết  về  tự chăm  sóc  bản  thân  đóng  vai  trò  quan  trọng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tự chăm sóc bản thân cho thấy sự thay đổi tích cực đến sinh viên y khoa[2], [3], làm giảm mối quan hệ giữa căng thẳng nhận thức và chất lượng cuộc sống cả về thể chất và tâm lý. Một số trường đã thực hiện một loạt các chương trình giảng dạy, hoạt động sức khỏe nhằm thúc đẩy tựchăm sóc bản thân, giảm căng thẳng và xây dựng hỗ trợ xã hội cho sinh viên y khoa[4], [5].Nhằm góp phần xây dựng và phát triển các chương  trình  ngoại  khóa  hỗ  trợ  chăm  sóc  sức khỏe cho sinh viên y khoa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả thực hành việc tự chăm sóc sức khỏe thể chất của sinh viên năm thứ 3 hệ bác sĩ, năm học 2020-2021 của Trường Đại học Y Hà Nội

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment