Thực hiện bộ mô hình các giai đoạn phẫu tích xương thái dương bằng kỹ thuật plastination

Thực hiện bộ mô hình các giai đoạn phẫu tích xương thái dương bằng kỹ thuật plastination

Mục tiêu. Tạo ra bộ mô hình các xương thái dương bằng kĩ thuật plastination với hóa chất và trang thiêt bị có sẵn tại Việt Nam, nhằm mô tả các bước phẫu tích xương thái dương trên xác người Việt Nam.
Phương pháp . Chế tạo và mô tả mẫu vật là 6 xương thái dương bên phải đã qua xử lý bằng formalin của xác người Việt Nam trưởng thành. Tiến hành khoan và phẫu tích từ mặt ngoài xương chũm theo 5 bước.    Sau đó các    mẫu    xương    thái    dương    đã    phẫu tích được    nhựa    hóa
bằng kĩ thuật plastination với hóa chất tẩm nhuận là Silicone Rhodorsil RTV 3040. Sau cùng là nhận định và chú thích các bước phẫu tích và các chi tiết giải phẫu.
Kết quả. Thực hiện thành công bộ sưu tập 6 xương thái dương và một tập tranh atlas mô tả đầy đủ các bước phẫu tích và các cấu trúc giải phẫu trong xương thái dương. Mẫu vật sau khi nhựa hóa giữ nguyên được hình dạng cấu trúc và màu sắc ban đầu. Không chỉ các cấu trúc xương mà các cấu trúc mô mềm cũng đều được nhận diện một cách dễ dàng.
Kết luận. Kĩ thuật plastination có thể thực hiện dễ dàng bằng hóa chất và trang thiết bị có tại Việt Nam với chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với kĩ thuật chuẩn của nước ngoài. Mẫu vật nhựa hóa tạo ra khô ráo, không mùi, và rất bền là một công cụ lý tưởng nhất trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu về giải phẫu học. Sản phẩm của nghiên cứu này là một công cụ hữu ích để học tập và tiếp cận phẫu thuật tai. Đây có thể xem như một ứng dụng thí điểm và có thể triển khai    rộng    để xây    dựng    một    bảo tàng các    mẫu vật    nhựa hóa    phục vụ    cho giảng
dạy và nghiên cứu.
Hiện nay, ngành phẫu thuật Tai đã có những đổi mới mạnh mẽ về phương tiện lẫn về kỹ thuật, nhưng tài liệu và phương tiện học tập vẫn còn hạn chế. Các học viên phẫu thuật tai chưa thể tiếp cận các công cụ trực quan trước khi thao tác trên cơ thể người, do đó dễ dàng lúng túng trong thao tác mổ và xảy ra những tai biến là điều khó tránh khỏi.
Với phương pháp nhựa hoá (plastination), người ta hoàn toàn có khả năng tạo ra một “bảo tàng” các mẫu vật cơ thể người dùng cho giảng dạy và nghiên cứu mà không cần phải dùng đến những bồn chứa formalin nữa. Mẫu vật tạo ra khô ráo, tồn tại lâu dài, không có mùi hôi, bền, giữ được sự khác biệt về màu sắc ban đầu và tuỳ loại mô mà có thể có tính đàn hồi. Quá trình nhựa hoá có thể sử dụng trên tất cả các loại mô cơ thể người lẫn động vật ở bất kỳ kích thước nào. Các mẫu vật đã nhựa hoá được bảo quản đặc biệt tốt và có thể phục vụ cho mục tiêu giảng dạy, trưng bày hay nghiên cứu [24]. Kĩ thuật nhựa hoá được phát minh bởi Gunther von Hagens là một phương pháp bổ sung được cho các nhược điểm của các mẫu xương ướt và xương khô. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về kĩ thuật plastination được báo cáo trên cả nước. Kỹ thuật này đã được Bộ môn Giải phẫu Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch áp dụng và cải tiến để thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam từ năm 2004.
Chính vì vậy    chúng tôi    ứng    dụng    kĩ    thuật    plastination    cải    tiến    tại    Bộ môn Giải    phẫu
Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch để tạo nên một bộ sưu tập các xương thái dương của xác người Việt Nam trưởng thành, làm công cụ giảng dạy và học tập về phẫu thuật tai.
Mục tiêu: Thực hiện được bộ mô hình và tập tranh atlas 6 xương thái dương đã phẫu tích và nhựa hoá bằng kĩ thuật plastination với trang thiết bị và nguyên liệu có sẵn ở Việt Nam, mô tả 5 bước phẫu tích xương thái dương từ mặt ngoài xương chũm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Chế tạo và mô tả mẫu vật.
Đối tượng nghiên cứu:
•     Dân số đích: Xương thái dương người Việt Nam trưởng thành
•    Dân số nghiên cứu: Xương thái dương trên xác người Việt Nam trưởng thành đã qua xử lý bằng formalin tại Bộ môn Giải phẫu Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch.
•    Mẫu nghiên cứu: 6 xương thái dương bên phải
Phương pháp    chọn    mẫu: Chọn thuận    tiện    6    đầu người    đã    qua xử    lý    bằng formalin    tại Bộ
môn Giải phẫu Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
•    Tiêu chuẩn:
–    Đầu người Việt Nam trưởng thành
–    Đầu còn nguyên vẹn, không bị mất các chi tiết giải phẫu phần chũm và phần đá xương thái dương.
Phương pháp thu thập số liệu
•    Công cụ thu thập số liệu

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment