THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM

THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM

THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM
Đặng Văn Xuyên1,, Nguyễn Thanh Hà2, Vũ Phong Túc
Mục tiêu: Mô tả thực trạng trong việc thực hiện các quy định trong quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập tại Việt Nam năm 2017. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng trên 40 bệnh viện đa khoa công lập. Kết quả: 45% số bệnh viện thực hiện đầy đủ kiện toàn tổ chức trong quản lý chất thải rắn y tế; 22,5% bệnh viện thực hiện đầy đủ các quy định trong quản lý chất thải rắn y tế có 22,5%, trong đó có báo cáo đánh giá tác động môi trường 60%; có đề án bảo vệ môi trường 77,5%, có cam kết bảo vệ môi trường 50%, có sổ đăng ký chủ nguồn thải 97,5%, giấy phép xả thải 75%; có hợp đồng xử lý chất thải nguy hại 95%, hợp đồng xử lý chất thải thông thường 100%, hợp đồng mua bán chất thải tái chế 90%, chứng từ chất thải nguy hại 92,5%, quan trắc môi trường định kỳ 87,5%, sổ theo dõi phát sinh chất thải y tế 85%. Kết luận: Các bệnh viện chưa thực hiện đầy đủ các quy định trong quản lý chất thải rắn y tế theo quy định pháp luật, đặc biệt các bệnh viện tuyến huyện.

Chấtthải y tế là chất thải phát sinh trong cơ sở y tế bao gồm các dạng chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Trong chất thảirắny tế có thể có chứa các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và các chất nguy hại như: Sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh;  có chứa chất gây độc tế bào hoặc chất gây độc gen;  có chứa phóng xạ,  có chứa các vật sắc nhọn đã sử dụng. Tất cả các cá nhân tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất thải y tế nguy hại ở bên trong hay bên ngoài khuôn viên bệnh viện, tại tất cả các công đoạn từ phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý đều chịu tác động xấu đến sức khoẻ, nếu chất thải y tế không được quản lý đúng cách và các vấn đề về an toàn không được quan tâm đúng mức [4, 6].  Vi  sinh  vật  gây  bệnh  trong  chất  thải  lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua nhiều đường: qua vết thương, vết cắt trên da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp, qua đường tiêu  hóa.  Sự  xuất  hiện  của  các  loại  vi  khuẩn kháng  sinh  và  kháng hóa chất khử trùng có thể liên quan đến thực trạng của các loại vi khuẩn kháng sinh và kháng hóa chất khử trùng có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế không an toàn. Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da mà còn gây nhiễm trùng vết thường nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do vật sắc nhọn là tai nạn thường gặp nhất trong cơ sở y tế [6]Chất thải rắnytế không được xử lý tốt gây nguy cơ đến sức khỏe cho nhân viên y tế, sức khẻo cho cộng đồng và tác động đến môi trường  đất,  môi  trường  nước  và  môi  trường không khí.[4, 6]Quản lý tốt chất thải rắn y tế là trước hết thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong quản  lý  chất  thải  y  tế.  Theo  các  tác  giả  Đàm Thương  Thương  (2021) [5], Phạm  Minh  Khuê(2013), [2]Doãn Ngọc Hải vàcộng sự(2014)tại 36  bệnh  viện  khu  vực  phía  Bắc  năm  2012  cho thấy, 100% bệnh viện đạt vềthủtục hành chính [1]cho  thấy  công  tác  quản  lý  chưa  được  thực hiện  tốt  theo  các  quy  định  pháp  luật,  do  vậy công  tác  quản  lý  chất  thải  rắn  y  tế  cần  được quan tâm đánh giá thường xuyên và can thiệp kịp thời. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Thực hiện quy định trong quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa công lập tại Việt Nam”.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
quản lý, chất thải y tế

Tài liệu tham khảo
1. Doãn Ngọc Hải, Trần Thị Thuý Hà, Phạm Thị Thu Hằng, Phạm Minh Khuê, and Phạm Văn Hán, “Thực trạng quản lý rác thải rắn Y tế tại 36 bệnh viện khu vực phía Bắc năm 2012”, 2012. 
2. Phạm Minh Khuê, Nguyễn Văn Hanh, and Trần Thị Thuý Hà, “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Hải Dương năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng., 2013. 
3. Phạm Minh Khuê and Phạm Đức Khuê, “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện thành phố Hải Phòng năm 2013”, Tạp Chí Tế Công Cộng, 2015, vol. 35, pp. 17-22. 
4. Nguyễn Huy Nga and Nguyễn Thanh Hà, Quản lý chất thải y tế cho cán bộ quản lý. Bộ Y tế: Nhà xuất bản Y học, 2015. 
5. Đàm Thương Thương, “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh năm 2015-2016 và hiệu quả giải pháp giám sát chủ động” Học viện Quân Y, 2021. 
6. Y. Chartier, Safe management of wastes from health-care activities. World Health Organization (in eng), 2014.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment