Thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019
Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019.Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện đang đối mặt với những thách thức liên quan đến việc khử khuẩn, tiệt khuẩn và bảo dưỡng dụng cụ y tế. Những thách thức trong xử lý dụng cụ dùng lại là có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của bệnh nhân, gây thiệt hại đáng kể cho danh tiếng và tăng thêm chi phí hoạt động của Bệnh viện. Việc xử lý dụng cụ sau sử dụng tại các khoa là một công đoạn của quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ; nếu không thực hiện đúng sẽ không đảm bảo hiệu quả khử khuẩn và tiệt khuẩn đồng thời làm hỏng dụng cụ, tổn thương cho nhân viên y tế dẫn tới chi phí y tế tăng lên[11],[13]. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đã ước tính rằng có khoảng 1,7 triệu ca bị NKBV; 99.000 ca tử vong và mất 4,5 tỷ đô la chi phí chăm sóc sức khỏe vượt mức hàng năm[35]. Tại Việt Nam trong thăm khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân thì các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) phải tái sử dụng các dụng cụ y tế bằng kim loại như: Pank, kéo, khay đựng dụng cụ… Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám và điều trị người bệnh của bệnh viện[13],[14]. Từ năm 1997 đến nay Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tác khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế. Các văn bản này yêu cầu các cơ sở y tế khi tái sử dụng dụng cụ y tế phải tuân thủ các quy định về khử khuẩn tiệt khuẩn để đảm bảo an toàn khi sử dụng lại cho người bệnh. Trên thực tế cho thấy cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công tác tổ chức thực hiện khử khuẩn tiệt khuẩn còn nhiều hạn chế và tỷ lệ thực hành đúng quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn hiện chưa cao[22],[29],[30].
Bệnh viện E là Bệnh viện Đa khoa Trung ương hạng I, với trên 1000 giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức cao; trong năm 2018 bệnh viện thực hiện 8187 lượt phẫu thuật. Bệnh viện sử dụng nhiều loại dụng cụ bằng kim loại chịu được nhiệt độ và độ ẩm dùng lại nhiều lần được TK bằng phương pháp hấp ẩm như dụng cụ dùng để thay băng, tiêm truyền, các loại dụng cụ phẫu thuật, thực hiện các thủ thuật xâm lấn khác. Theo thống kê của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn trong năm 2018 tổ dụng cụ đã đóng gói và tiệt khuẩn 116012 bộ dụng cụ chịu nhiệt độ cao và 27089 bộ dụng cụ chịu nhiệt độ thấp. Bệnh viện đã xây dựng và ban hành các quy trình, quy định về KK-TK dụng cụ bao gồm cả dụng cụ thiết yếu và không thiết yếu, cung cấp các trang thiết bị phương tiện và tổ chức thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế và điều kiện thực tế của đơn vị . Tuy nhiên theo báo cáo điều tra cắt ngang nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2017 có 2,65% bệnh nhân mắc NKBV với các loại nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn phổi, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu [5]. Từ thực tế trên câu hỏi được đặt ra là tỷ lệ NKBV có liên quan đến tuân thủ quy trình xử lý dụng cụ tại các khoa không? Việc thực hiện tuân thủ quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại các khoa hiện nay như thế nào? Có những khó khăn, thuận lợi gì khi thực hiện xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế.
Để trả lời cho câu hỏi trên học viên thực hiện đề tài:“Thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019”với hy vọng từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra các khuyến nghị giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn tại đơn vị đồng thời nâng cao năng lực trong công tác về lĩnh vực này cho các nhân viên y tế để từ đó tiến tới giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả việc thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố thuận lợi, khó khăn khi thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E năm 2019.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
TÓM TẮT 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. Một số khái niệm, lịch sử phát triển công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và
khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ 6
1.1.1. Một số khái niệm về kiểm soát nhiễm khuẩn và khử khuẩn – tiệt khuẩn dụngcụ 6
1.1.2. Lịch sử phát triển công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn tại Việt Nam 6
1.1.3. Tầm quan trọng của khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế 7
1.1.4. Những nguyên tắc khử – tiệt khuẩn dụng cụ [12] 8
1.2. Thực hiện công tác xử lý dụng cụ y tế tại cơ sở y tế 8
1.2.1. Các điều kiện để thực hiện khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế 8
1.2.2. Thực hiện khử khuẩn – tiệt khuẩn tại cơ sở y tế 10
1.2.3. Quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt 11
1.3. Một số yếu tố thuận lợi khó khăn khi thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn
dụng cụ y tế 15
1.3.1. Thuận lợi 15
1.3.2. Khó khăn 17
1.4. Một số nghiên cứu về khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ trên Thế giới và Việt
Nam 19
1.4.1. Nghiên cứu về khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ tại Việt Nam 22
1.5. Giới thiệu về cơ sở nghiên cứu 25
1.5.1. Giới thiệu về Bệnh viện E 25
1.5.2. Công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ tại Bệnh viện E 26
1.5.3. Quy trình thực hiện xử lý (làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn) dụng cụ chịu
nhiệt tại Bệnh viện E 28
1.6. Khung lý thuyết 34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP N HIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.1. Nghiên cứu định lượng 35
2.1.2. Nghiên cứu định tính 35
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 35
2.3. Thiết kế nghiên cứu 35
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 36
2.4.1. Nghiên cứu định lượng 36
2.4.1.1. Tại các khoa lâm sàng 36
2.4.1.2. Tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 36
2.4.2. Nghiên cứu định tính 37
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 37
2.5.1. Cơ sở để xây dựng bộ công cụ 37
2.5.2. Công cụ thu thập s liệu 37
2.5.3. hương pháp thu thập s liệu 38
2.6. Các biến số nghiên cứu 40
2.6.1. Các biến s nghiên cứu định lượng 40
2.7. Các tiêu chuẩn đánh giá 40
2.8. Xử lý và phân tích số liệu 41
2.8.1. S liệu định lượng 41
2.8.2. S liệu định tính 42
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 43
3.2. Thực trạng thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019 44
3.2.1. Thực trạng quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt tại khoa lâm sàng 44
3.2.2. Tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 55
3.3. Một số yếu tố thuận lợi, khó khăn khi thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019 60
3.3.1. Thuận lợi 61
3.3.2. Khó khăn 66
Chương 4: BÀN LUẬN 72
4.1. Thực trạng thực hiện quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại
Bệnh viện E, năm 2019 72
4.1.1. Tại các khoa lâm sàng 72
4.1.2. Tại khoa kiểm soát nhiễm khuẩn 75
4.2. Một số yếu tố thuận lợi, khó khăn khi thực hiện xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại Bệnh viện E, năm 2019 79
4.2.1. Các yếu tố thuận lợi 79
4.2.2. Khó khăn 83
KẾT LUẬN 88
KHUYẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC BIẾN SỐ 95
PHỤ LỤC 2: BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ
DỤNG CỤ CHỊU NHIỆT CỦA NVYT TẠI BỆNH VIỆN E 104
PHỤ LỤC 2A : 104
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ
CHỊU NHIỆT CỦA NVYT TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG 104
MẪU 1 : 104
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH LÀM SẠCH DỤNG CỤ TẠI CÁC
KHOA LÂM SÀNG 104
MẪU 2 : 106
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH VẬN CHUYỂN DỤNG CỤ BẨN VÀ
BÀN GIAO CHO KHOA KSNK 106
MẪU 3 : 106
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH NHẬN DỤNG CỤ ĐÃ TIỆT
KHUẨN VÀ VẬN CHUYỂN VỀ KHOA 106
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH BẢO QUẢN – LƯU GIỮ DỤNG CỤ
ĐÃ TIỆT KHUẨN 107
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH XỬ LÝ DỤNG CỤ
TẠI KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 107
MẪU 1 : 107
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH NHẬN DỤNG CỤ
BẨN TỪ CÁC KHOA LÂM SÀNG 107
MẪU 2 : 108
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH LÀM SẠCH LẠI
DỤNG CỤ TẠI KHOA KSNK 108
MẪU 3 : 109
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG –
ĐÓNG GÓI DỤNG CỤ 109
MẪU 4 : 109
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH TIỆT KHUẨN DỤNG
CỤ 109
MẪU 5 : 110
BẢNG KIỂM QUAN SÁT THỰC HÀNH QUY TRÌNH BÀN GIAO DỤNG
CỤ ĐÃ TIỆT KHUẨN CHO CÁC KHOA LÂM SÀNG 110
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU 111
PHỤ LỤC 4: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU 113
PHỤ LỤC 5: PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM 115
PHỤ LỤC 6: BẢNG ĐÁNH GIÁ KHI THỰC HIỆN XỬ LÝ DỤNG CỤ CHỊU
NHIỆT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN 119
PHỤ LỤC 7: CÁC QUY TRÌNH KHỬ KHUẨN TIỆT KHUẨN TẠI BỆNH
VIỆN E 127
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3. 2 Thực trạng các bước chuẩn bị làm sạch dụng cụ (n=292) 44
Bảng 3. 3 Bảng trung vị số nội dung chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thực hiện đúng theo khoa 45
Bảng 3. 4 Trung vị số nội dung chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thực hiện đúng theo khoa 47
Bảng 3. 5 Thực trạng thực hiện làm sạch dụng cụ sau khi sử dụng (n=292) 48
Bảng 3. 6 Phân bổ số nội dung của làm sạch dụng cụ sau khi sử dụng thực hiện đúng theo trung vị 50
Bảng 3. 7 Thực hiện bàn giao dụng cụ sau khi làm sạch từ các khoa lâm sàng tới khoa KSNK (n = 100) 51
Bảng 3. 8 Thực hiện nhận DC sau tiệt khuẩn từ khoa KSNK về các khoa lâm sàng (n = 100) 52
Bảng 3. 9 Thực trạng bảo quản – lưu giữ dụng cụ đã được tiệt khuẩn 54
Bảng 3. 10 Số lượng nhân viên thực hiện đạt các nội dung của quy trình xử lý dụng
cụ chịu nhiệt tại khoa lâm sàng 54
Bảng 3. 11 Nhận DC bẩn từ các khoa lâm sàng 55
Bảng 3. 12 Thực hiện chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để làm sạch lại dụng cụ tại
khoa KSNK (n = 100) 56
Bảng 3. 13 Thực trạng thực hiện làm sạch dụng cụ sau khi sử dụng tại khoa KSNK (n=100) 57
Bảng 3. 14 Thực trạng bảo dưỡng và đóng gói dụng cụ trước khi tiệt khuẩn (n=100) 58Bảng 3. 15 Số lượng nhân viên thực hiện đạt các nội dung của quy trình xử lý dụngcụ chịu nhiệt tại khoa KSNK 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1 Phân bổ số lượng nhân viên tham gia nghiên cứu theo khoa 43
Biểu đồ 3. 2 Biểu đồ tỷ lệ số nội dung thực hiện đúng trong chuẩn bị dụng cụ, hóa chất 45
Biểu đồ 3. 3 Thực trạng thực hiện phòng hộ cá nhân khi làm sạch dụng cụ 46
Biểu đồ 3. 4 Biểu đồ tỷ lệ số nội dung thực hiện đúng trong tuân thủ bảo hộ lao động 47
Biểu đồ 3. 5 Tỷ lệ nội dung thực hiện đúng khi làm sạch dụng cụ 49
Biểu đồ 3. 6 Tỷ lệ nội dung không thực hiện nhiều nhất khi làm sạch dụng cụ 50
Biểu đồ 3. 7 Tỷ lệ nội dung thực hiện đúng khi thực hiện bàn giao dụng cụ cho khoa KSNK 52
Biểu đồ 3. 8 Tỷ lệ nội dung thực hiện đúng khi thực hiện nhận dụng cụ sau tiệt khuẩn từ khoa KSNK tới khoa lâm sàng 53
Biểu đồ 3. 9 Thực trạng thực hiện phòng hộ cá nhân khi làm sạch dụng cụ tại khoa KSNK 56
Biểu đồ 3. 10 Thực trạng tiệt khuẩn dụng cụ của nhân viên khoa KSNK 59
Biểu đồ 3. 11 Thực trạng phân phát dụng cụ đã được tiệt khuẩn 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Dũng và Trần Đỗ Hùng (2013), “Nghiên cứu kiến thức, thực hành về nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên y tế tại các bệnh viện thuộc tỉnh Vĩnh Long năm 2012”, Tạp chí Y học thực hành857(1).
2. Hoàng Thị Mỹ Hằng và các cộng sự. (2009), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 6 tháng đầu 2009”, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh. tập 13, số 5.
3. Nguyễn Văn Hà và cộng sự (2008), “Thực trạng phương tiện và tổ chức triển khai chống nhiễm khuẩn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên năm 2007”, Y học lâm sàng. số chuyên đề 6.
4. Bệnh viện E (2014), Các quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn tại Bệnh viện E.
5. Bệnh viện E (2017), Báo cáo điều tra cắt ngang tình trạng nhiễm khuẩn bệnh
viện năm 2017.
6. Bệnh viện E (2018), “Các quy trình xử lý dụng cụ tập trung”.
7. Bệnh viện E (2019), Báo cáo tình hình hoạt động năm 2018.
8. Trần Thanh Bình (2012), “Đánh giá về tình trạng sử dụng, bảo quản và xử lý dụng cụ tại khoa PT-HSCT”, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam. 25, tr. 41-44.
9. Bộ Y tế (2003), tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện, tập I, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2008), Đánh giá thực trạng triển khai công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện trên toàn quốc, Hội nghị Kiểm soát Nhiễm Khuẩn 2008.
11. Bộ Y tế (2009), Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
12. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
13. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ y tế phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn.
14. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đà tạo liên tục Kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở, tr. 53-57.
15. Bộ Y tế (2013), Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn môi trường bệnh viện, Nhà xuất bản Y học.
16. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 6858/QĐ-BYTngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, Hà Nội.
17. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn xử lý ống nội soi mềm trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.
18. Bộ Y tế (2017), Quyết định 866/QĐ-BYT phê duyệt tài liệu chuẩn năng lực lãnh đạo quản lý cơ bản của Giám đốc Bệnh, chủ biên, Hà Nội.
19. Bộ Y tế (2018), Thông tư 16/2018/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2018 quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
20. Hoàng Thị Chính, Nguyễn Tuấn Bình và Cao Bá Lợi (2015), “Thực trạng công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế tại bệnh viện 19-8, Bộ Công An”, Tạp chí Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam. 45, tr. 85-88.
21. B. Gordts (2005), “Models for the organisation of hospital infection control and prevention programmes”, Clinical Microbiology and Infection. 11, tr. 19-23.
22. Lê Thị Kim Hoa (2015), Khảo sát kiến thức của điều dưỡng nữ hộ sinh về công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn tại bênh viện đa khoa Tịnh Biên năm 2015, Bệnh viên đa khoa Tịnh Biên.
23. Bệnh viện trung ương Huế Quy trình quản lý tiệt khuẩn dụng cụ.
24. Nguyễn Đức Huệ (2017), Thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại các cơ sở răng hàm mặt công lập tuyến quận huyện của TP. Hồ Chí Minh và hiệu quả can thiệp Luận án tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.
25. Đặng Thị Thu Hương (2017), Nghiên cứu thực trạng công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện nhi và sản nhi khu vực phía bắc năm 2017, báo cáo Hội nghị khoa học Kiểm soát nhiễm khuẩn toàn quốc năm 2017.
26. Ngô Thị Huyền (2012), Kiến thức, thái độ, thực hành thay băng vết thương của điều dưỡng, kỹ thuật viên và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại các khoa lâm sàng bệnh viện Việt Đức năm 2012, Luận văn Thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
27. Đào Văn Long, Hoàng Anh Tú và và cộng sự (2013), “Hiệu quả của 2 phương pháp khử khuẩn dây nội soi ống mềm bằng máy tạo ozone IHI và dung dịch khử khuẩn mức độ cao Cidex OPA tại Bênh viện Đại học Y Hà Nội”, Tạp chí y học thực hành. 8, tr. 94-97.
28. Quốc Hội (2009), Số: 40/2009/QH12 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
29. Trần Hải Sơn (2012), “Kiểm soát nhiễm khuẩn và thực trạng nhiễm khuẩn
dụng cụ tại các cơ sở răng hàm mặt tỉnh Tiền Giang năm 2009″, Tạp chí Y học thực hành. 831, tr. 40-50.
30. Lê Thị Thảo (2017), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế của điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn năm 2017, Luận văn Thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.
31. Phạm Thị Ngọc Thúy và các cộng sự. (2017), “Đánh giá thực hành kiểm soát
nhiễm khuẩn tại khoa Răng hàm mặt, bệnh viện quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Việt Nam. 1, tr. 262-266.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com