Thực trạng áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề tại Bộ môn Điều dưỡng

Thực trạng áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề tại Bộ môn Điều dưỡng

Trường Đại học Y Hà Nôi với trên 100 năm kinh nghiêm giảng dạy lý thuyết, thực hành tại giảng đường, bênh viên, công đổng… với các nguồn lực hạn chế’ (tài liêu, công cụ hỗ trợ giảng dạy, giảng đường…), việc dạy và học chủ yếu theo phương pháp truyền thống, thầy giảng bài, truyền đạt kiến thức, trò lắng nghe, ghi chép, làm theo…
Trong những năm gần đây, thông tin y học ngày càng nhiều, số lượng sinh viên ngày càng đông, nhưng thời gian để giảng dạy cho sinh viên không tăng lên tương ứng, đặc biệt là không đủ thời gian giảng dạy trên lâm sàng và công đồng để giáo viên có thể hướng dẫn từng sinh viên trong quá trình học tập. Ở môt số nước, giải pháp cho vấn đề này là tập trung không chỉ vào việc truyền đạt kiến thức mà cả vào cách dạy cho sinh viên phương pháp tự học, làm thế nào để tự tìm kiếm và sử dụng thông tin. Tại Trường Đại học y khoa Hà Nôi, Ban giám hiệu đã nhận rõ được điều này, vì vậy từ năm 1993, các công cụ giảng dạy đã được tiêu chuẩn hoá và các vật liệu nghe nhìn như poster, slide, và video đã được phát triển. Chương trình dạy học và phương pháp dạy học cũng đã và đang tích cực chuyển hướng từ phương pháp dạy học truyền thống sang các phương pháp dạy học tích cực, lấy học viên làm trung tâm trong quá trình dạy và học.
Năm 2005 – 2007 Nhà trường thực hiện thí điểm phương pháp dạy học “Học dựa trên vấn đề” tại Khoa Y tế công công và Bô môn Điều dưỡng. Để rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc mở rông triển khai phương pháp dạy “Học dựa trên vấn” đề hiệu quả hơn cho những năm học tiếp theo, chúng tôi tiến hành đánh giá ’Thực trạng áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề tại Bộ môn Điều dưỡng
Muc tiêu:
1. Mô tả quá trình triển khai dạy – học theo phương pháp “ Học dựa trên
vấn đề”
2. Thăm dò ý kiến của giáo viên về phương pháp “Học dựa trên vấn đề”
3. Thăm dò ý kiến sinh viên về phương pháp “Học dựa trên vấn đề”
Học là sự vận hành một quá trình tâm lý để tạo ra những kết quả có thể duy trì được – Nghĩa là, một quá trình mà trong đó một số cái mới được thiết lập trong não, được tích hợp (lổng ghép) với những thông tin có sẵn, và được lưu giữ để có thể nhớ lại khi cần đến. Những kết quả mong muốn của học tập là thu nhận kiến thức mới hoặc các kỹ năng mới hoặc hình thành một thay đổi về thái độ. Trên hết học là một quá trình cá nhân. Chúng ta không thể quan sát được quá trình tâm lý bên trong của sinh viên. Chúng ta chỉ có thể quan sát được sự thay đổi hành vi vì đó có thể là kết quả của một quá trình học.
Học là một quá trình mang tính xây dựng, tích luỹ, tự điều hành, có mục đích, có tình huống, mang tính hợp tác và của từng cá nhân để thu nhận kiến thức, phát triển các kỹ năng và biết đánh giá kiến thức và các kỹ năng đó (Kallenberg, 2003; Verschaffel, 1995)
Một số lý thuyết về học tập
* Thuyết hành vi
Quan điểm học tập truyền thống chủ yếu dựa vào thuyết hành vi. Huấn luyện theo chương trình cũng dựa trên những khái niêm của thuyết hành vi. Thuyết hành vi dựa vào thuyết điều kiện hoá kinh điển của Pavlop và thuyết điều kiện hoá quan trắc của Skinner. Các nhà hành vi học chú trọng đến đầu vào (tác nhân kích thích học như chủ đề môn học, trình tự của các bước học, dạng phản hổi) và đầu ra (kết quả học tập). Thuyết hành vi không quan tâm đến những quá trình bên trong, bởi vì không thể phát hiện được điều gì đang xảy ra trong đầu sinh viên. Việc học diễn ra như như trong một “hộp đen”. Nghĩa là nếu giáo viên truyền đạt một cái gì đó cho sinh viên, giáo có thể kiểm soát được sản phẩm đầu ra bằng cách khuyến khích sinh viên tiếp thu được cái mà giáo viên muốn truyền đạt
* Thuyết học tập nhận thức
Vào giữa những năm 50 các nhà giáo dục đã bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về quá trình học bên trong. Nghiên cứu chú trọng vào các đặc diểm của việc học (như kiến thức có sẵn và dung lượng của bô nhớ), quá trình học (ví dụ: sự chọn lọc, tổ chức và lồng ghép vào khối kiến thức có sẵn) và thu hoạch bên trong của việc học (Những sản phẩm không thể quan sát trực tiếp được). Các thuyết tập trung đã rọi môt nguồn sáng vào chiến lược học, suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Các câu hỏi mấu chốt được đặt ra là: Sinh viên xây dựng chủ đề học như thế nào? Sinh viên lưu trữ kiến thức trong trí nhớ ra sao? Sinh viên làm thế nào để gợi ra được những thông tin thích hợp đã được lưu giữ trong trí nhớ để giải quyết một vấn đề mới? Nguyên lý cơ bản của thuyết nhận thức là quá trình xử lý thông tin là môt quá trình chủ đông chứ không phải là môt quá trình tự đông hay thụ đông. Khái niệm này cho rằng kiến thức mới cần được tích hợp vào trong khối kiến thức có sẵn là môt trong những nguyên lý cốt lõi của thuyết học tập nhận thức. Thuyết này đòi hỏi việc học phải được cấu trúc theo cách mà nó sẽ thúc đẩy quá trình học.
* Thuyết cấu trúc
Là thuyết học siêu nhận thức mới nhất. Thuyết cấu trúc nhấn mạnh rằng học tập là môt quá trình chủ đông và có tính cấu trúc. Bộ não có thể được hình dung như một mạng lưới gồm những mối liên kết của những yếu tố trí nhớ, yếu tố này liên kết với nhiều yếu tố khác. Sự liên kết này có thể là mới, hoặc việc học cũng có thể củng cố những liên kết sẵn có giữa các yếu tố trí nhớ. Quá trình củng cố và hình thành các liên kết mới này sẽ hiệu quả hơn thông qua việc xây dựng kiến thức chủ đông hơn là tiếp thu kiến thức môt cách thụ đông. Quá trình này khác nhau tuỳ từng người, do mỗi người có mỗi kinh nghiệm khác nhau, nên mạng lưới các yếu tố trí nhớ của người này sẽ khác người kia. Vì vậy khi môt nhóm sinh viên thu nhận cùng môt thông tin mới, thì mỗi người có sự thể hiện và có cách liên kết khác nhau dù cùng có môt cơ sở thông tin.
Theo quan điểm của thuyết cấu trúc, việc học tập như là môt khái niệm bổ xung để thay đổi những mối liên kết cho kiến thức mới trong trí nhớ của người học. Cách tốt nhất để sắp xếp sự thay đổi này là thông qua giao tiếp với người khác. Một trong những phát hiện từ các nghiên cứu dựa trên thuyết cấu trúc là sự thu nhận kiến thức và kỹ năng mới phụ thuộc vào các hoạt động học tập của sinh viên và ít phụ thuộc vào quá trình truyền đạt của giảng viên
* Mô hình thuyết xuyên lý thuyết
Prochaska và Diclamente (Nutbeam và Harris, 1988) đã phát triển mô hình xuyên lý thuyết, được dùng để làm rõ các mức độ khác nhau của động cơ thay đổi hành vi. Họ đề xuất rằng để thay đổi hành vi cần phải trải qua năm giai đoạn:
+ Giai đoạn tiền suy tính: đây là giai đoạn lúc con người chưa nghĩ đến việc thay đổi hành vi, hoặc lúc đó ý thức chưa định thay đổi + Giai đoạn suy tính: là giai đoạn mà con người suy xét đến việc thay đổi một hành vi nào đó
+ Giai đoạn xác định hoặc chuẩn bị: là giai đoạn mà một người có cam kết nghiêm túc là sẽ thay đổi
+ Giai đoạn hành động: là giai đoạn con người bắt đầu thay đổi + Giai đoạn duy trì: là sự thay đổi và nhìn thấy những thành quả thu được như đã tiên đoán
2. Khái quát về dạy học dựa trên vấn đề
Học tập dựa trên vấn đề (Problem – Based – Learning) bắt đầu từ năm 1965 tại trường đại học MC. Master Hamiltol Canada. Hiện nay có khoảng trên 60 trường đại học y khắp trên thế giới áp dụng toàn bộ hoặc một phần chương trình giảng dạy theo phương pháp PBL và nhiều trường khác đang trong quá trình áp dụng PBL
Học tập dựa trên vấn đề là phương pháp giáo dục trong đó sinh viên là trung tâm của quá trình học tập. Trong phương pháp này sinh viên có trách nhiệm chính về quá trình học tập của chính mình. Sinh viên quyết định những gì cần phải học học và chủ động kiểm soát quá trình lựa chọn tài liệu tham khảo để đạt được mục tiêu học tập đề ra. Quá trình học tập không diễn ra tại giảng đường lớn với số đông sinh viên mà diễn ra trong nhóm nhỏ, khoảng 10 sinh viên 3
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment