Thực trạng bạo lực trẻ em ở học sinh Trường Trung học Cơ sở Hạ Đình năm 2020

Thực trạng bạo lực trẻ em ở học sinh Trường Trung học Cơ sở Hạ Đình năm 2020

Thực trạng bạo lực trẻ em ở học sinh Trường Trung học Cơ sở Hạ Đình năm 2020
Phạm Thị Thu Trang1, Nguyễn Đăng Vững1, Khuất Thị Minh Hiếu2
1 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
2 Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 372 học sinh tại trường Trung học cơ sở Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội để mô tả thực trạng bạo lực trẻ em và phân tích một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh trải qua từng dạng bạo lực riêng lẻ bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục lần lượt là 81,99%; 95,70% và 38,98%. Học sinh có học lực giỏi, rất khó khăn trong việc làm bài tập và có sử dụng rượu bia có tỷ lệ cao hơn bị bạo lực. Một số yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ bạo lực bao gồm học lực giỏi, gặp khó khăn trong việc làm bài tập, uống rượu bia, tự đánh giá sức khỏe là trung bình, có dấu hiệu trầm cảm, bố thường xuyên uống rượu bia và mối quan hệ của bố mẹ có mâu thuẫn.

Bạo lực trẻ em là tất cả các hình thức bạo lực bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bỏ mặc đối với người dưới 18 tuổi theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).1 Bạo lực trẻ em còn xảy ra ở nhiều nơi như ở trong gia đình, trường học, ngoài xã hội, hay thậm chí trên Internet, và do các cá nhân như bố, mẹ,  người  thân,  giáo  viên,  bạn  bè,  người  lạ hoặc được thực hiện theo nhóm.2 Đây vẫn luôn là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm, vì liên quan đến nhiều hậu quả nghiêm trọng không những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, mà còn ảnh hưởng đến trật tự gia đình và xã hội, thiệt hại về kinh tế.3–5Tuy nhiên, thực trạng về bạo lực trẻ em trên toàn thế giới vẫn phổ biến với hơn một nửa số trẻ em từ 2 đến 17 tuổi bị bạo lực.5 Ở Thái Lan, 38% số người được hỏi cho biết đã trải qua một số hình thức lạm dụng trong thời thơ ấu, với 11,7% bị lạm dụng thể chất, 31,8% bị lạm dụng tình cảm và 5,8% bị xâm hại tình dục.6 Nghiên cứu của Trần Kiều Như và cộng sự7 tại Việt Nam năm 2017, gần nửa số người tham gia trả lời báo cáo rằng đã từng trải bị ngược đãi trong năm vừa qua và phần lớn trẻ em (83%) trải qua trong  suốt  cuộc  đời. Trong  đó  lạm  dụng  tình cảm là nhiều nhất, theo sau bởi lạm dụng thể chất, bỏ mặc và chứng kiến bố mẹ mâu thuẫn. Bên  cạnh  đó,  lứa  tuổi  trung  học  cơ  sở (THCS) từ 11 đến 14 tuổi là giai đoạn trẻ em bắt đầu bước vào quá trình dậy thì và có những thay đổi về ngoại hình cũng như tâm sinh lý, xã hội để hình thành nên nhân cách mới và bản sắc mới. Thanh thiếu niên đặc biệt là trẻ em trai có thể trở thành mục tiêu của bạo lực dựa trên xu hướng tính dục phi truyền thống hoặc bản dạng giới của họ.8 Trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực tình dục và cưỡng bức hoặc kết hôn sớm hơn hầu hết trẻ em trai, kéo theo đó là việc lây truyền HIV. Đối với nhiều cô gái, trải nghiệm quan hệ tình dục đầu tiên ở tuổi vị thành niên là không mong muốn hoặc thậm chí bị ép buộc.

Thực trạng bạo lực trẻ em ở học sinh Trường Trung học Cơ sở Hạ Đình năm 2020

Leave a Comment