Thực trạng bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ để ghép tự thân tại Labo bảo quản mô-Trường Đại học Y Hà Nội từ 2002 – 2010

Thực trạng bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ để ghép tự thân tại Labo bảo quản mô-Trường Đại học Y Hà Nội từ 2002 – 2010

Luận văn Thực trạng bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ để ghép tự thân tại Labo bảo quản mô-Trường Đại học Y Hà Nội từ 2002 – 2010.Tình hình tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây chấn thương sọ não ở nước ta đang gia tăng đến mức báo động. Theo thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, số vụ tai nạn giao thông đường bộ từ năm 2002 đến năm 2010 có giảm nhưng số người tử vong giảm không đáng kể (năm 2002 là 19.852 vụ, tử vong 11.319 người; năm 2010 là 14.442 vụ, tử vong 11.449 người) [22]. Từ 15.12.2007 chính phủ đã có quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc đối với người khi tham gia giao thông, số vụ tai n ạn có giảm nhưng số người bị thương và tử vong do chấn thương sọ não vẫn không cải thiện được nhiều [16]. Mỗi năm, hàng chục nghìn trường hợp phải phẫu thuật, trong đó đa phần phải mở hộp sọ giải áp. Bên cạnh nguyên nhân mở hộp sọ giải áp do tai nạn còn có các nguyên nhân khác như u não, phình mạch não, dị dạng mạch máu não… Điều đặc biệt là các mảnh xương sọ lấy ra trong phẫu thuật giải áp không thể lắp lại được ngay mà ph ải bảo quản tạm thời ch ờ ghép lại cho bệnh nhân sau này nhằm khắc phục tình trạng khuyết sọ. Việc lắp lại mảnh xương không những duy trì chức năng bảo vệ não, mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Trước đây, mảnh xương thường được bảo quản tạm thời dưới da bụng hoặc da đầu. Tuy nhiên, biện pháp này bắt buộc bệnh nhân phải trải qua hai lần phẫu thuật: một là ph ẫu thuật để vùi mảnh xương ngay sau phẫu thuật giải áp; hai là lấy mảnh xương ra khi ghép lại. Bên cạnh đó, quá trình phẫu thuật có thể xẩy ra nhiều biến chứng, đặc biệt là nhiễm trùng. M ảnh xương để dướ i da bụng lâu ngày có thể bị ăn mòn, di chuyển, gây khó ch ịu cho bệnh nhân.

Đã có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các vật liệu để tạo hình vòm sọ: Vật liệu sinh học như titan, gốm, xi măng sinh học, vật liệu tổng hợp composite…; hoặc sử dụng xương tự thân (xương mào chậu, sụn sườn). Tuy nhiên, thực tế cho thấy mảnh xương sọ của chính bệnh nhân được bảo quản lạnh sâu là loại vật liệu phù hợp trong điều kiện ở nước ta hiện nay. Năm 1999, Trung tâm bảo quản mô -Trường Đào tạo cán bộ y tế TP Hồ Chí Minh nay là Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch được thành lập và 3 năm sau đó (2002) Labo bảo quản mô – Trường Đại h ọc Y Hà Nội ra đời. Cả 2 trung tâm đã và đang nghiên cứu, ứng dụng qui trình bảo quản lạnh sâu để bảo quản các mảnh xương sọ. Tại Labo bảo quản mô – Trường Đại học Y Hà Nội trong 8 năm áp dụng, đã có hơn 3000 mảnh xương sọ được bảo quản, trong đó hơn 2000 mảnh đã được ghép trả lại cho bệnh nhân.

Bảo quản lạnh sâu mảnh mô xương sọ để ghép lại tự thân cho các bệnh nhân mở nắp hộp sọ giải áp là một phương pháp đã được áp dụng từ lâu trên thế giới. Tuy nhiên, đây lại phương pháp mới ở nước ta. Để có những số liệu nhằm đánh giá hoạt động của labo, đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động và khuyến cáo cán bộ y tế và bệnh nhân hiện đang áp dụng qui trình bảo quản lạnh sâu mảnh mô xương sọ, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ để ghép tự thân tại Labo bảo quản mô – Trường Đại học Y Hà Nội từ 2002 – 2010”.

Mục tiêu của đề tài :

Đánh giá tình hình bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ tại Labo bảo quản mô – Trường Đại học Y Hà Nội từ năm 2002- 2010.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Văn An, (2005) “Composite cacbon: vật liệu tái tạo mô xưong”.
2. Trịnh Bình, Nguyễn Thị Bình, Ngô Duy Thìn, Nguyễn Khang Sơn, Lưu Đình Mùi, (2005) “Bài giảng Mô học”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Trần Mạnh Chí, (1983)“Lâm sàng và điều trị ngoại khoa thần kinh dovết thương sọ não”, Luận án Phó tiến sỹ khoa học, Học viện Quân Y.
4. Nguyễn Đức Chính (2009) “Tình hình cấp cứu chấn thương sọ não tại bệnh viện Việt Đức sau 1 năm thực hiện nghị quyết 32 của chính phủ về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm” (Trích từ Website: Phòng chống tai nạn thương tích)
5. Nguyễn Kim Chung, (2000) “Tạo hình vòm sọ bằng xương sọ tự thân bảo quản lạnh sâu” – Báo cáo khoa học – Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Văn Cự, Phạm Gia Triệu, Nguyễn Huy Phan, (1981) “Tạo hình hộp sọ”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự ngoại khoa, tr 10-15.
7. Trần Hành (2002) “Phẫu thuật tạo hình hộp sọ bằng vật liệu tổ hợp cacbon “Intost-2”, Báo cáo hội nghị Ngoại khoa toàn quốc.
8. Nguyễn Thị Thuý Hằng, (2007) “Khảo sát tình trạng nhiễm khuẩn của các mảnh xương sọ trước bảo quản lạnh sâu”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa – Đại học Y Hà Nội
9. Lý Thị Tuyết Hằng, Nguyễn Thi Mộng Trinh, (2000) “Nghiên cứu phương pháp bảo quản mảnh xương sọ dùng trong ghép tự thân”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa- Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.10.Nguyễn Quang Hiền, Nguyễn Điền Tuấn, Lê Thái Long, Lê Tấn Nẫm “Phẫu thuật tạo hình khuyết hổng vòm sọ bằng mảnh ghép tự thân bảo quản -330C tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang”
11.Nguyễn Ngọc Hùng, Ngô Duy Thìn, Lưu Đình Mùi, Đỗ Minh Nhung, Nguyễn Phương Thanh, Nguyễn Ngọc Cương, (2005) “Đánh giá kết quả ứng dụng quy trình bảo quản xương sọ để ghép tự thân”, Công trình nghiên cứu khoa học tham gia hội nghị khoa học tuổi trẻ, Trường Đại học Y Hà Nội
12.Nguyễn Thọ Lộ, (1993) “Hai trường hợp tạo hình sọ bằng xương đồng loại”, Công trình nghiên cứu y học quân sự, tr 41-42.
13. Đào Xuân Lý, (2008) “Nghiên cứu phẫu thuật tạo hình khuyết vòm sọ bằng xương sọ tự thân bảo quản lạnh sâu”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II – Đại học Y Hà Nội.
14. Lê Thị Hồng Nhung, (2006) “Nghiên cứu thực nghiệm lựa chọn liều chiếu tia gamma khử trùng cho mảnh xương sọ bảo quản lạnh sâu”- Luận văn Thạc sỹ y học- Đại học Y Hà Nội.
15.Lê Thị Hồng Nhung, Ngô Duy Thìn, (2010) “Ảnh hưởng của tia gamma đến cấu trúc xương vòm sọ bảo quản lạnh sâu”, Tạp chí nghiên cứu Y học, Đại học Y Hà Nội, (66), 2/2010, tr 55-59.
16.Trương Phước Sở, Tô Vĩnh Ninh, Phạm Dũng Nghiệp, Hồ Thái Sơn và CS, (2009) “Nghiên cứu tình trạng chấn thương sọ não từ sau quy định đội mũ bảo hiểm”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, (6), tr 319-327.
17. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Thị Lý, Nguyễn Tiến Quyết, (2010) “Tình hình bệnh nhân nặng về – tử vong do chấn thương sọ não, bệnh lý về sọ não tại bệnh viện Việt Đức năm 2005, 2006, 2007”, Y học thực hành, (6), tr 113-115.18.Bùi Ngọc Tiến, (1991) “Phẫu thuật tạo hình sọ do di chứng vết thương sọ não”, Công trình nghiên cứu Y học quân sự, tập I, tr. 34-36
19.Nguyễn Công Tô, Nguyễn Đình Hưng, Quách Văn Kiên, (2007) “Phẫu thuật tạo hình khuyết vòm sọ lớn sau mổ giải phóng chèn ép não do chấn thương bằng xương sọ tự thân bảo quản lạnh sâu”, Tạp chí y học Việt Nam, (10), tr 142-148.
20.Nguyễn Công Tô (2004), “Nghiên cứu phẫu thuật tạo hình khuyết vòm sọ trong chấn thương sọ não bằng vật liệu tổ hợp cacbon”Intost-2”, Luận án tiến sỹ y học, chuyên ngành phẫu thuật đại cương.
21.Nguyễn Công Tô, Nguyễn Đình Hưng (2005), “Tạo hình khuyết vòm sọ bằng xương sọ tự thân bảo quản lạnh sâu”, Tạp chí Y học thực hành (7), tr 50-52.
22.Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: “Tình hình tai nạn giao thông từ 2002 đến 2010”

Leave a Comment