Thực trạng bệnh đái tháo đường type 2, tiền đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở người 30-69 tuổi tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Thực trạng bệnh đái tháo đường type 2, tiền đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở người 30-69 tuổi tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng bệnh đái tháo đường type 2, tiền đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở người 30-69 tuổi tại các tỉnh miền núi phía Bắc, năm 2013/ Lê Xuân Thủy. 2013

 

Theo Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2011 số người bị đái tháo đường trên thế giới là 366 triệu người và dự báo đến năm 2030 sẽ là 552 triệu người, trong đó chủ yếu là đái tháo đường type 2 (số liệu này lớn hơn nhiều so với số liệu của Tổ chức Y tế thế giới dự báo đến năm 2030, trên toàn thế giới số người mắc bệnh đái tháo đường sẽ là 430 triệu người). Số người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang gia tăng tại tất cả các quốc gia. Bệnh đái tháo đường type 2 thường xảy ra âm thầm, khi biểu hiện rõ thì bệnh đã có biến chứng đe dọa tính mạng. Nghịch cảnh của bệnh là 80 – 90% số người bị bệnh không được phát hiện ở các nước đang phát triển và ở các nước phát triển tỷ lệ này là 30%. IDF nhận định 50% số người chưa được chẩn đoán bệnh đái tháo đường trong cộng đồng [53],[54],[55].

Ở Việt Nam, trong khoảng 2 thập niên vừa qua cũng có sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường. Vào những năm đầu 90 của thế kỷ trước, tỷ lệ đái tháo đường ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh chỉ khoảng 1 – 2,5% [17]. Đến năm 2000, một điều tra ở khu vực nội thành của 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở độ tuổi 30 – 64 là 4,0%. Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành nghiên cứu ở một số vùng sinh thái cho thấy, tỷ lệ đái tháo đường ở độ tuổi này là 4,4% ở thành phố, 2,7% ở vùng đồng bằng, 2,2% ở vùng trung du, ven biển, và 2,1% ở vùng miền núi [2],[4],[8].

Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ đái tháo đường trong thời gian gần đây là do sự thay đổi về lối sống. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế nuớc ta đang ngày càng tăng trưởng. Việt Nam được coi là một nước có nền kinh tế phát triển tương đối nhanh. Hàng loạt các khu đô thị mới ra đời, nhiều thị trấn, thị xã… mở rộng khang trang, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, chính vì lợi ích của nền kinh tế đem cho đại bộ phận mọi người dân, nên lối sống cũng có nhiều thay đổi với 2 đặc điểm cơ bản liên quan đến bệnh đái tháo đường cũng như các bệnh không lây nhiễm khác. Thứ nhất, sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng: thu nạp năng lượng dư thừa và cơ cấu bữa ăn thay đổi với tỷ lệ protein, lipid càng chiếm ưu thế, các rau xanh và khoáng chất không cân đối. Đây được xem là thời kì dinh dưỡng chuyển tiếp ở nước ta và một số nước khác. Thứ hai là lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực do sử dụng các phương tiện cơ giới thay cho việc hoạt động thể lực trong sinh hoạt và công việc. Sự kết hợp của chế độ dinh dưỡng mất cân đối và ít hoạt động thể lực là nguyên nhân dẫn đến một loạt các yếu tố bệnh sinh của đái tháo đường: thừa cân/béo phì, kháng insulin, rối loạn chuyển hóa lipid và tăng huyết áp [31],[32],[75].

Đê tiếp tục xây dựng kế hoạch chiến lược Quốc gia phòng, chống đái tháo đường giai đoạn 2015-2020, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành điều tra dịch tễ học đái tháo đường, tiền đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở người 30 – 69 tuổi trên phạm vi toàn quốc. Được phép của Ban điều hành dự án chúng tôi tham gia triển khai thực hiện nhánh đề tài “Thực trạng bệnh đái tháo đường type 2, tiền đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở người 30 – 69 tuổi tại các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2013” với các mục tiêu sau:

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.    Xác định tỷ lệ bệnh đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường ở người 30 – 69 tuổi tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường trên các đối tượng nghiên cứu.

Tổng quan
1.1. Định nghĩa và chẩn đoán bệnh đái tháo đ-ờng
1.1.1. Định nghĩa về bệnh đái tháo đ-ờng
Theo WHO thì đái tháo đường (ĐTĐ) l¯ ₡Một hội chứng có đặc tính  biểu  hiện  bằng  tăng  glucose  máu  do  hậu  quả  của  việc  thiếu/hoặc  mất  hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài  tiết và  hoạt động của insulin? [79].
Ngày nay, ng-ời ta cho rằng ĐTĐ là một rối loạn của hệ thống nội tiết;  bệnh có thuộc tính là tăng glucose máu. Mức độ tăng glucose máu phụ thuộc  vào sự mất toàn bộ hay một phần khả năng bài tiết hoặc khả năng hoạt động  của insulin hoặc cả hai [78].
Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa về ĐTĐ: ₡L¯ một rối loạn  mạn tính, có những thuộc tính sau:

Leave a Comment