Thực trạng bệnh dại và công tác dự phòng bẹnh dại tại tỉnh Phú Thọ 2009 – 2010

Thực trạng bệnh dại và công tác dự phòng bẹnh dại tại tỉnh Phú Thọ 2009 – 2010

Gần đây, bệnh dại đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Phú Thọ là một trong những tỉnh có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước. Nghiên cứu này báo cáo thực trạng bệnh dại và công tác dự phòng bệnh dại (DPBD) tại tỉnh Phú Thọ. Phương pháp nghiên cứu định tính và thu thập số liệu thứ cấp được tiến hành. Phỏng vấn sâu bán cấu trúc, chọn mẫu có chủ đích trên 17 đối tượng là cán bộ y tế, cán bộ thú y và người dân. Kết quả cho thấy, tình hình bệnh dại có diễn biến phức tạp. Tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó/ mèo còn thấp, chỉ chiếm gần 24%. Công tác quản lý và DPBD còn nhiều khó khăn, công tác truyền thông còn hạn chế. Các hoạt động DPBD mang tính lồng ghép song phối hợp giữa các ban ngành còn hạn chế.

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nguy hiểm chết người trên toàn thế giới. Theo Tổ chứcY tế Thế giới, ước tính hàng năm có khoảng 70.000 người chết vì bệnh dại, trong đó 56% số ca tử vong là ở Châu Á [1], Chi phí hàng năm cho bệnh dại chỉ tính riêng ở các nước châu Á và châu Phi vào khoảng 583,5 triệu USD [2],

Ở Việt Nam, bệnh dại lưu hành trong nhiều năm, xảy ra ở tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và hiện vẫn đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm. Từ năm 1994 đến năm 2003, tỷ lệ người tiêm vắc xin phòng dại (VXPD) đã tăng lên, nhờ đó mà số ca tử vong (TV) do dại từ 505 ca năm 1994 giảm xuống còn 34 ca năm 2003 (tỷ lệ TV giảm từ 0,6 xuống còn 0,037/100.000 dân). Tuy nhiên, trong những năm gần đây số ca TV do dại đang có xu hướng gia tăng trở lại. Năm 2007, số bệnh nhân phải điều trị vết thương do ĐV cắn tăng gấp 2 – 3 lần so với những năm trước và bệnh dại được thống kê là một trong 10 bệnh có tỷ lệ mắc và TV cao nhất ở nước ta với 131 ca TV, phần lớn xảy ra ở tỉnh Phú Thọ (25 ca), Yên Bái (21 ca), Hà Tây (cũ) và Gia Lai (15 ca) [3,4],

Từ năm 1996 đến nay, Phú Thọ luôn là một trong những tỉnh có số ca TV và tỷ lệ chết do dại trên 100.000 dân cao nhất trong cả nước. Hơn nữa, tình hình bệnh tại địa phương luôn có xu hướng trầm trọng hơn so với các tỉnh ở khu vực phía Bắc và so với cả nước. Năm 2005, tỷ lệ chết do dại trên 100.000 dân của Phú Thọ là 2,09 – cao gấp 17 lần so với mức bình quân của các tỉnh ở khu vực phía Bắc (0,123) và gấp 20 lần so với cả nước (0,1). Hầu như chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đánh giá thực trạng công tác DPBD ở địa phương. Chỉ có một số ít nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh dại và thực trạng tiêm phòng dại tại một số địa phương và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Từ những lý do trên, nghiên cứu này báo cáo số liệu định tính từ một nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính.

Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh dại và công tác DPBD tại Phú Thọ năm 2009- 2010; từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác DPBD tại địa phương.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Từ

tháng 4 đến tháng 10/2010 tại tỉnh Phú Thọ (chủ yếu tại huyện Thanh Sơn).

2. Thiết kế nghiên cứu: Định tính.

3. Đối tượng nghiên cứu: 17 đối tượng được chọn theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích, bao gồm 2 cán bộ y tế (CBYT) phụ trách công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, 3 CBYT tuyến tỉnh và 3 CBYT tuyến huyện phụ trách công tác phòng chống bệnh dại hoặc có nhiệm vụ tiêm VXPD, 4 cán bộ (CB) thú y các tuyến và 5 người dân.

4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Phỏng vấn sâu bán cấu trúc, mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 45 – 80 phút. Các câu hỏi phỏng vấn sâu xoay quanh các chủ đề chính sau: thực trạng bệnh dại tại địa phương trong các năm 2009-2010, nguyên nhân của thực trạng đó, các biện pháp DPBD địa phương đang tiến hành, hiệu quả và các khó khăn của các hoạt động đó, vai trò của các bên liên quan trong công tác DPBD và các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác DPBD. Ngoài ra số liệu thứ cấp về tình hình mắc bệnh, TV do dại và công tác DPBD ở địa phương cũng được thu thập.

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment