Thực trạng bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi và các yếu tố hành vi nguy cơ tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018
Thực trạng bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi và các yếu tố hành vi nguy cơ tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018
Nguyễn Thị Hương Giang, Bùi Hồng Ngọc
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi và mô tả một số yếu tố hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi tại một số xã tỉnh Hà Nam năm 2018. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Các kết quả chính: 51% người cao tuổi có mắc bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh tim mạch là cao nhất với 41,3%, tiếp theo là bệnh đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư lần lượt là 8,3%; 8,7% và 4,7%. Tỷ lệ hút thuốc lá/lào chung là 17,6%. Hầu hết đối tượng sử dụng thuốc lá/lào là nam giới với tỷ lệ chung là 44,0% và cao nhất là trong độ tuổi từ 60 – 69 tuổi (52,8%). Tỷ lệ đối tượng sử dụng rượu bia chung là 20,9% trong đó cao nhất là nhóm 60-69 tuổi với 24,8%. Trung bình một tuần, đối tượng nghiên cứu sử dụng các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ nhiều nhất là 23,1 ± 9,6 lần, tiếp đó là 17,8 ± 5,0 lần các thực phầm giàu glucid. Tỷ lệ thiếu hoạt động thế lực chung là 20,0% trong đó nữ giới có tỷ lệ thiếu hoạt động thể lực cao hơn nam giới. Khuyến nghị: Tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hiệu quả. Tăng cường quản lý và điều trị bệnh nhân ở trạm y tế xã và cộng đồng. Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh lý tim mạch cho các đối tượng từ 70 tuổi trở lên. Hướng dẫn thay đổi chế độ ăn cho các trường hợp mắc khối u/ung thư.
Dân số đang già đi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự già hóa dân số đã trở thành một trong những biến đổi xã hội quan trọng nhất của thế kỷ 21 và đặc biệt có ý nghĩa đối với gần như tất cả các lĩnh vực xã hội. Trên toàn cầu, dân số từ 60 tuổi trở lên đang tăng nhanh hơn tất cả các nhóm tuổi khác.1 Theo số liệu từ Liên hợp quốc, số người cao tuổi (NCT) tăng từ 962 triệu người trên toàn cầu trong năm 2017 lên 2,1 tỷ năm 2050 và 3,1 tỷ năm 2100.2 Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên năm 2010 là 9,3%, năm 2011 là 9,8% và đến năm 2012 đạt 10,2%. Như vậy, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số.3Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2012, Việt Nam có 520.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73%.4 Ước tính năm 2012, gánh nặng của bệnh không lây nhiễm chiếm 66,2% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân.5 Đối với người cao tuổi thì mức độ phổ biến của bệnh không lây nhiễm còn cao hơn nữa khi có khoảng một nửa số người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp (THA) đang cần quản lý bệnh hằng ngày. Người cao tuổi Việt Nam còn thường mắc đồng thời nhiều bệnh. Trong số các bệnh không lây nhiễm, bệnh tim mạch (chủ yếu tai biến mạch máu não và bệnh tim thiếu máu cục bộ với yếu tố nguy cơ là tăng huyết áp) là gánh nặng bệnh tật lớn nhất ở người cao tuổi, với tỷ .