Thực trạng bệnh lý đường hô hấp của người lao động Công ty Xi măng Phúc Sơn, Hải Dương năm 2019
Thực trạng bệnh lý đường hô hấp của người lao động Công ty Xi măng Phúc Sơn, Hải Dương năm 2019
Nguyễn Quốc Doanh, Quách Thị Như Trang, Phạm Thị Quân, Nguyễn Ngọc Anh, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương, Nguyễn Thanh Thảo
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả thực trạng bệnh lý đường hô hấp của người lao động Công ty xi măng Phúc Sơn, Hải Dương năm 2019. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện có chủ đích gồm toàn bộ 184 người lao động đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. Trong số 184 người lao động tham gia nghiên cứu, độ tuổi trung bình của người lao động là 36,6 ± 6,1, tuổi nghề trung bình là 10,1 ± 3,6 tuổi. Hai triệu chứng cơ năng về hô hấp ở đối tượng nghiên cứu có tần xuất gặp cao nhất là ho (chiếm 12,5%) và khạc đờm (chiếm 14,1%). Có 27 người lao động (chiếm 14,6%) có sự biến đổi về chức năng hô hấp trong đó rối loạn thông khí (RLTK) hạn chế chiếm tỷ lệ 13,1% và RLTK tắc nghẽn chiếm tỷ lệ 1,6%. Có 42 người lao động có hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang, chiếm tỷ lệ 23%.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hàng năm có 2 triệu ca tử vong liên quan đến nghề nghiệp, 386000 ca tử vong do tiếp xúc với bụi.1 Theo báo cáo hoạt động y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2019 của Bộ Y tế thì tổng số người lao động được khám bệnh là 25.950 trường hợp mắc trong đó có 596 người được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.2 Một nghiên cứu của Tạ Thị Kim Nhung vào năm 2018 tại một nhà máy luyện gang thì tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic là 11,4% (nghĩa là cứ 100 người sẽ có hơn 11 người bị mắc bệnh).3 Tỉnh Hải Dương thuộc vùng kinh tế trọng điểm có nguồn khoáng sản lớn với trữ lượng đá vôi xi măng ở Kinh Môn là 200 triệu tấn, hàm lượng CaCO3 từ 90 – 97%, đủ để sản xuất 4 đến 5 triệu tấn xi măng/năm trong thời gian 50 – 70 năm4 là nguồn nguyên liệu rồi dào cho các nhà máy xi măng. Trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà máy xi măng lớn như Hoàng Thạch, Duyên Linh và Phúc Sơn, hầu hết môi trường lao động trong các nhà máy xi măng ở đây nặng nhọc, môi trường ô nhiễm bụi cao người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp từ những hạt bụi đặc biệt là bụi silic dẫn tới ảnh hưởng đến đường hô hấp của người lao động. Người lao động làm việc trong ngành này phải tiếp xúc trực tiếp với bụi silic nồng độ cao trong môi trường lao động bụi có kích thước rất nhỏ (từ nhỏ hơn 0,1 μm đến lớn hơn 50μm) trong đó bụi có kích thước 0,1 – 0,5 μm vào phổi dễ dàng và bị giữ lại ở phổi nhiều nhất khi được thải ra sẽ bay lơ lửng trong không khí con người dễ hít phải có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe bao gồm khởi phát các bệnh hô hấp cấp tính hoặc mãn tính và suy giảm chức năng hô hấp cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nghề nghiệp
Thực trạng bệnh lý đường hô hấp của người lao động Công ty Xi măng Phúc Sơn, Hải Dương năm 2019