THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ
THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ
Nguyễn Hồng Chuyên1, Lê Thị Thanh Hoa2
1 Trung tâm Y tế Huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh hai trường tiểu học huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 300 học sinh tiểu học ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn học sinh, khám răng, miệng học sinh. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ sâu răng chung là 96,7%, trong đó sâu răng sữa là 91,0% và sâu răng vĩnh viễn là 64,0%; sâu mất trám răng sữa là 7,29 ± 4,47 với răng sâu trung bình là 35,79 ± 3,59, răng mất do sâu là 0,23 ± 0,74 và răng sâu được trám là 1,28 ± 1,72; sâu mất trám răng vĩnh viễn là 02,49 ± 2,35 với răng sâu trung bình là 1,90 ± 1,81, răng mất do sâu là 0,003 ± 0,06 và răng sâu được trám là 0,58 ± 0, 85.
Sâu răng là bệnh lý khá phổ biến ở đối tượng học sinh, gây hậuquả ở nhiều mức độ về sức khoẻ răng miệng và sức khoẻ chung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nếu không điều trị sẽ tiến triển dẫn đến nhiễm trùng, mất răng…Các nghiên cứu dịch tễ học gần đây đều ghi nhận thực trạng báo động của sứckhoẻ răng miệngtoàn cầu, ảnh hưởng đến trẻ em cũng như người lớn, răng sữa cũng như răng vĩnh viễn. Điều này đòi hỏi cung cấp thêm các bằng chứng về sự thay đổi của bệnh sâu răng tại thời điểm hiện tại cũng như sự cấp bách của chiến lược y tế công cộng… Trong nghiên cứu của tác giảYoshiaki Nomura, Ryoko Otsuka, Wit Yee Wint và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở hàm răng tiểu học của 352 trẻ em Myanmar ở độ tuổi 5, 6 và 7 có 93,0% bị sâu rang[8]. Theo một nghiên cứu hệ thống của Mohsen Kazeminia, Alireza Abdi, Shamarina Shohaimi và cộng sự năm 2020 trên 164 bài báo về sâu răng ở trẻ em cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa là 46,2% và sâu răng vĩnh viễn là 53,8% [7] .Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đang ở mức độ cao và có chiều hướng gia tăng. Theo Trương Mạnh Dũng và cs (2011) nghiên cứu cắt ngang 7.775 trẻ 4 -8 tuổi tại 5 tỉnh thành Việt Nam ghi nhận 81,6 % sâu răng sữa. Nghiên cứu cũng cho kết quả 90,4% trẻ có cặn bám, 80,8% có cao răng, 11,9% chảy máu lợi [2]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh ĐìnhHải (2020) trên 4028 trẻ em từ 6 đến 11 tuổi cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa ở nhóm tuổi 6-8 tuổi là rất cao (86,4%), trung bình mỗi trẻ có 6,21 răng bị sâu, tỷ lệ răng được điều trị thấp [3].Học sinh tiểu học là lứatuổi mà trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, chưa thực sự có cấu trúc răng hoàn thiện, chưa tự ý thức được vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng, đồng thời trên hai hàm hiện diện cả răng sữa và răng vĩnh viễn (bộ răng hỗn hợp), do đó tỉ lệ sâu răng, viêm lợi, mất răng sữa sớm ở lứa tuổi này còn cao. Điều này đòi hỏi cung cấp thêm các bằng chứng về sự thay đổi của bệnh sâu răng của học sinh tiểu học tại thời điểm hiện tại. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh hai trường tiểu học huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ năm 2021.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sâu răng, sâu răng sữa, sâu răng vĩnh viễn, học sinh, tiểu học, Phú Thọ
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Hồng Diễm (2016). Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011). Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí Y học thực hành, 797 (12), 56-59.
3. Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải (2020). Tình trạng sâu răng sữa ở Trẻ em Việt Nam năm 2019. Tạp chí Y học dự phòng, 30 (1), 123.
4. Trần Tấn Tài (2016). Thực trạng bệnh sâu răng và hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường tiểu học ở Thừa thiên Huế, Luận án tiến sĩ, Trường đại học Y Dược – Đại học Huế, Huế.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com