Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh một số trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai và hiệu quả biện pháp can thiệp
Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh một số trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai và hiệu quả biện pháp can thiệp.Bệnh sâu răng, viêm lợi là bệnh phổ biến, gặp khoảng 80% dân số trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, bệnh mắc rất sớm, nếu không được khám phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, sức khoẻ và thẩm mỹ của trẻ sau này [1], [2], [3], [4], [5]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh sâu răng, viêm lợi tập trung chủ yếu tại các nước Châu Á và Châu Mỹ La Tinh; ở các nước phát triển cũng không thua kém với 60-90% trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh. Bệnh sâu răng đang là vấn đề được Chính phủ các nước trên thế giới quan tâm đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết [6], [7]. Bệnh sâu răng, viêm lợi là nguyên nhân gây mất răng, giảm hoặc mất sức nhai ở người trưởng thành cũng như trẻ em, gây ra những khó chịu đến ăn uống, nói, và nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.
Ở Việt Nam, tình trạng sâu răng và viêm lợi còn ở mức cao trên 70% dân số và có chiều hướng gia tăng, nhất là ở những nơi chưa thực hiện tốt chương trình Nha học đường (NHĐ) như ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người [8], [9], [10], [11]. Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000 thì tỷ lệ sâu răng sữa là 84,9%, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ từ 6-8 tuổi là 25,4%, tỷ lệ này gia tăng theo tuổi và lên tới 69% ở lứa tuổi 15-17. Tỉ lệ bệnh viêm lợi là 45% và thấy rằng nhu cầu điều trị bệnh răng miệng lớn và cấp bách [12]. Phòng bệnh sâu răng, viêm lợi bằng các biện pháp dự phòng là việc làm tương đối đơn giản, không phức tạp, chi phí thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt tại các trường học đã đem lại hiệu quả cao. Đối với chăm sóc sức khỏe răng miệng, việc dự phòng sớm để không sảy ra các bệnh răng miệng là tốt nhất [13], [14]. Do đó phòng bệnh sâu răng, viêm lợi sớm ngay ở lứa tuổi học sinh khi mới cắp sách đến trường là chiến lược khả thi nhất đã được WHO khuyến cáo triển khai nhằm nâng cao sức khỏe học đường [6], [15].
Các nghiên cứu can thiệp đều cho thấy nếu làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe thì tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi sẽ giảm. Việc đẩy mạnh các hoạt động phòng bệnh sâu răng, viêm lợi đặc biệt là nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh ngay từ khi bắt đầu đi học là cần thiết cho sức khoẻ, giảm gánh nặng cho ngành Y tế và giảm chi phí cho xã hội góp phần cải thiện sức khoẻ cộng đồng nói chung và sức khỏe của học sinh nói riêng [16], [17], [18].
Trong những năm qua, chương trình NHĐ đã bước đầu có hiệu quả và các hoạt động đi vào nền nếp, tuy nhiên chất lượng chưa đồng đều giữa các trường nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Nơi đây còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu cũng như sự hiểu biết của người dân về sức khoẻ còn thấp, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh chưa được triển khai đến các trường học, cộng động và người dân; tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh cao trên 70%. Cho đến nay chưa có giải pháp, mô hình cụ thể nào để làm giảm tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi xuống một cách bền vững tại Khu vực Tây nguyên nói chung và Tỉnh Gia Lai nói riêng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh một số trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai và hiệu quả biện pháp can thiệp” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh một số trường trung học cơ sở tỉnh Gia Lai (2017-2018).
2. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh một số trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đào Đức Long, Nguyễn Khang, Trần Ngọc Tuấn (2019). “Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh một số trường trung học cơ sở tỉnh Gia Lai năm 2017”, Tạp chí Y dược học Quân sự, số 7, năm 2019, tr. 22-27.
2. Đào Đức Long, Nguyễn Khang, Trần Ngọc Tuấn (2019). “Hiệu quả của một số biện pháp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh một số trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 484, tháng 11, số 01, năm 2019, tr. 39-44.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các hộp kết quả định tính
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………
1
Chương 1. TỔNG QUANTÀI LIỆU
3
1.1. Bệnh sâu răng, viêm lợi…………………………………………. 3
1.1.1. Khái niệm về bệnh sâu răng, viêm lợi……………………………… 3
1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh sâu răng, viêm lợi…………. 3
1.1.3. Phân loại bệnh răng miệng………………………………………… 8
1.1.4. Chẩn đoán bệnh sâu răng, viêm lợi………………………………… 9
1.1.5. Dịch tễ học bệnh sâu răng, viêm lợi……………………………….. 11
1.1.6. Hậu quả của bệnh sâu răng, viêm lợi………………………………………… 14
1.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi trẻ em tại cộng đồng…………………………………………………… 15
1.2.1. Chăm sóc răng miệng……………………………………………… 15
1.2.2. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh……………………………………………………………………………….. 16
1.2.3. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe………………………… 17
1.3. Các biện pháp can thiệp trong cộng đồng dự phòng sâu răng 17
1.3.1. Chiến lược dự phòng bệnh sâu răng……………………………….. 17
1.3.2. Các biện pháp can thiệp của Tổ chức Y tế Thế giới………………. 18
1.3.3. Một số biện pháp can thiệp cộng đồng trong chăm sóc răng miệng học đường ở Việt Nam…………………………………………………………… 22
1.4. Một số nghiên cứu can thiệp bệnh sâu răng, viêm lợi trẻ em ở cộng đồng…………………………………………………………………. 26
1.4.1. Nghiên cứu can thiệp bệnh sâu răng, viêm lợi trẻ em ở Việt Nam
26
1.4.2. Nghiên cứu can thiệp bệnh sâu răng, viêm lợi trẻ em trên thế giới
31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
35
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….
35
2.1.1. Trong nghiên cứu định lượng………………………………………
35
2.1.2. Trong nghiên cứu định tính…………………………………………
35
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………
35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………..
35
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………….
35
2.2.2. Thời gian nghiên cứu………………………………………………
35
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
36
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………
36
2.3.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu……………………………………..
36
2.4. Nội dung các biện pháp can thiệp………………………………
40
2.4.1. Đối với nghiên cứu mô tả………………………………………….
40
2.4.2. Đối với nghiên cứu can thiệp………………………………………
41
2.5. Xây dựng mô hình can thiệp và các hoạt động triển khai………
45
2.6. Các chỉ số nghiên cứu…………………………………………….
47
2.6.1 Các chỉ số cho mục tiêu 1…………………………………………
47
2.6.2. Các chỉ số cho mục tiêu 2………………………………………….
48
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu…………………………… 49
2.7.1. Kỹ thuật thu thập số liệu đầu vào………………………………….. 49
2.7.2. Kỹ thuật thu thập số liệu sau can thiệp……………………………. 50
2.8. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, xác định……………………..
51
2.8.1. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng
51
2.8.2. Các tiêu chuẩn xác định bệnh……………………………………
54
2.8.3. Cách đánh giá phân mức độ kiến thức, thái độ, thực hành trong chăm sócsức khỏe răng miệng học sinh……………………………
57
2.8.4. Tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo và hộ không nghèo……….………. 58
2.8.5. Các tiêu chí đánh giá khác……………………………………………………… 58
2.9. Đánh giá hiệu quả can thiệp……………………………………..
58
2.10. Phương pháp khống chế sai số…………………………………
59
2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………
59
2.12. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………
60
2.12.1 Phương pháp phân tích số liệu định lượng 60
2.12.2 Phương pháp phân tích số liệu định tính 60
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
61
3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai……………………….. 61
3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………..
61
3.1.2. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trong nghiên cứu định lượng…………………………………………………… 64
3.1.3. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trong nghiên cứu định tính…………………………………………………….. 70
3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai………………………………. 72
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi trong nghiên cứu định lượng……………………………………………………. 72
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi trong nghiên cứu định tính………………………………………………………
76
3.3. Hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở thuộc tỉnh Gia Lai………………………… 79
3.3.1. Kết quả thực hiện các hoạt động trong mô hình can thiệp…………
79
3.3.2. Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏephòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh trong nghiên cứu định lượng
83
3.3.3. Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh trong nghiên cứu định tính…………………………………………………………… 88
3.3.4. Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai trong nghiên cứu định lượng…………………………………………………….. 89
3.3.5 Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai trong nghiên cứu định tính… 95
Chương 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………….
97
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Gia Lai…………………… 97
4.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………… 97
4.1.2. Thực trạng về bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Gia Lai……………………………………………………….. ……….. 98
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi………………
107
4.2. Hiệu quả của hoạt động can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai…………………………
114
4.2.1 Hiệu quả của mô hình can thiệp……………………………………
114
4.2.2 Hiệu quả của biện pháp truyền thông nâng cao KAP cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh trong phòng bệnh sâu răng, viêm lợi 116
4.2.3 Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai………………. 120
4.3. Khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình………………….. 123
4.4. Một số hạn chế của đề tài, luận án….………………………….. 127
KẾT LUẬN………………………………………………………………..
128
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………… 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………………..….
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….
PHỤ LỤC………………………………………………………………….