Thực trạng bệnh tật và tai biến sinh sản của các nữ cựu chiến binh Bắc Giang phơi nhiễm chất độc hóa học chiến tranh

Thực trạng bệnh tật và tai biến sinh sản của các nữ cựu chiến binh Bắc Giang phơi nhiễm chất độc hóa học chiến tranh

Mô tả tình trạng bệnh tật và tai biến sinh sản của các nữ cựu chiến binh Bắc    Giang.    Phương pháp    nghiên
cứu: thuần tập hồi cứu, phỏng vấn 125 nữ cựu chiến binh phục vụ ở các vùng bị rải chất độc hoá học ở miền Nam Việt Nam (nhóm phơi nhiễm) và 125 phụ nữ tương đồng về độ tuổi và nơi sinh sống nhưng không tham gia phục vụ quân đội (nhóm không phơi nhiễm). Tỷ lệ bệnh ở nhóm phơi nhiễm cao hơn nhóm chứng, các bệnh có tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa thống kê là thần kinh (92,8% và 60,0%), hệ hô hấp (32,8% và 12,0%), cơ xương khớp (87,2% và 40,0%), tiết niệu sinh dục (25,6% và 6,4%), bệnh ngoài da (24,0% và 9,6%) và giác quan (25,6% và 11,2%); tai biến sinh sản cao hơn 2,21 lần, sẩy thai tự nhiên cao hơn 1,67 lần, thai chết lưu cao hơn 3,46 lần, dị tật bẩm sinh cao hơn 12,08 lần. Tỷ lệ mắc bệnh, TBSS và DTBS ở nhóm phơi nhiễm cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không phơi nhiễm.
Dioxin và các chất cùng nhóm là nguyên nhân gây ra nhiều trạng thái bệnh lý ở những người có tiền sử tiếp xúc. Nó tác động đến nhiều cơ quan, hệ thống trong cơ thể và gây ra những rối loạn bệnh lý phức tạp, đa dạng. Không chỉ gây chết tế bào mà còn gây hiện tượng loạn sản, gây rối loạn quá trình biệt hoá và tăng trưởng tế bào. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế cho thấy có mối liên quan giữa phơi nhiễm dioxin với sự xuất hiện nhiều loại bệnh tật và có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người [4, 6]. Để góp phần vào chương trình nghiên cứu dioxin và hậu quả của dioxin sau chiến tranh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổn thương tâm sinh lý ở nữ cựu chiến binh Bắc Giang với hy vọng có những đóng góp nhất định trong chương trình nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình trạng sức khoẻ bệnh tật và tai biến sinh sản của các nữ cựu chiến binh Bắc Giang tham gia phục vụ ở các chiến trường miền Nam trong thời gian 1961 – 1975.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.    Đối tượng
250 phụ nữ ở độ tuổi từ 51- 65 hiện sống và làm việc tại tỉnh Bắc Giang. Dựa theo tiêu chí tiếp xúc và không tiếp xúc với chất độc hoá học chiến tranh, chia đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm:
Nhóm phơi nhiễm: 125 nữ cựu chiến binh tham gia phục vụ ở chiến trường miền Nam từ năm 1961 – 1975.
Nhóm không phơi nhiễm: 125 phụ nữ cùng độ tuổi với nhóm nữ cựu chiến binh nhưng không tham gia phục vụ quân đội.
Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Nhóm phơi nhiễm: Chọn các nữ cựu chiến binh và thanh niên xung phong tham gia phục vụ ở các chiến trường bị rải chất độc hoá học ở miền Nam Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1961 – 1975; Độ tuổi từ 51¬65 tuổi (sinh năm 1945 – 1960); Loại trừ các nữ cựu chiến binh và thanh niên xung phong đã
phục viên chuyên ngành trước 1960, tham gia quân đội sau năm 1975.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment