Thực trạng bệnh tay chân miệng và kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng của người dân tại 2 xã huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Thực trạng bệnh tay chân miệng và kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng của người dân tại 2 xã huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Luận văn Thực trạng bệnh tay chân miệng và kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng của người dân tại 2 xã huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.Tay chân miệng (TCM) là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ do hai nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra [1]. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não- màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp,… dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời [2]. Các trường hợp biến chứng nặng thường do Enterovirus 71 (EV71). Bệnh chủ yếu lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết chứa virus gây bệnh. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ em nhiễm bệnh. Tại các tỉnh phía Nam bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát.

Trong những năm gần đây, bệnh TCM bùng phát thành các vụ dịch lớn tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là khu vực tây Thái Bình Dương [3]. Sự gia tăng số mắc và tử vong vì bệnh TCM đã thu hút mối quan tâm và sự tham gia của cộng đồng thế giới trong công cuộc phòng chống bệnh TCM trên toàn cầu [4].
Tại Việt Nam, ca bệnh TCM đầu tiên xuất hiện năm 2003. Ước tính tổng số mắc bệnh TCM lũy tích từ năm 2003- 2010 khoảng 125.000 trường hợp. Năm 2011 bệnh TCM gia tăng đột biến ở mức độ báo động với 113.121 trường hợp mắc và 170 ca tử vong được phát hiện và báo cáo. Năm 2012 dịch TCM ở nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp với số người mắc 152.287 (tăng 1,3 lần so với năm 2011) và tử vong 45 [5].
Cho đến nay, bệnh TCM vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu [6],[7]. Phương châm phòng chống bệnh trên thế giới tập trung chủ yếu vào các can thiệp Y tế công cộng (YTCC), cắt đứt đường lây truyền bệnh.
Gia Lai là tỉnh miền núi, dân tộc ít người. Tại tỉnh Gia Lai, theo số liệu thống kê bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế số ca mắc năm 2011 là 368, năm 2012 tăng cao lên đến 629 ca và không có ca tử vong [8],[9]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về bệnh TCM và kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tại vùng này. Nghiên cứu này là một phần của đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam ” mã số ĐTĐL.2012-G/32. Để thu thập thông tin làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp can thiệp thích hợp góp phần trang bị cho người dân kiến thức, kỹ năng ứng phó với bệnh tay chân miệng tại địa phương chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “”Thực trạng bệnh tay chân miệng và kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng của người dân tại 2 xã huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai ”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.    Mô tả thực trạng bệnh tay chân miệng của bệnh nhân được khám tại bệnh viện huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai từ năm 2011- 2013.
2.    Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng và một số yếu tố liên quan của người dân thuộc hai xã Ia Blang và Al Bá, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai năm 2013. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng bệnh tay chân miệng và kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng của người dân tại 2 xã huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
1.    Bộ Y tế (2012), Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/2/2012 về việc “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh tay chân miệng”.
2.    Đoàn Thị Ngọc Diệp và cộng sự (2008), Nhận xét đặc điểm bệnh tay chân miệng tử vong Bệnh viện Nhi đồng I năm 2007, Y học TP Hồ Chí Minh 12 (1- 2008), tr 17- 21.
3.    WHO (2013), WPRO, Hand, Foot and Mouth Disease Situation Update, 8 January 2013, Western Pacific Regional Office of the World Health Origanization.
4.    World Health Origanization Regional Office for the Western Pacific – Regional Emerging Diseases Intervention (REDI) Center (2011), Aguide to Clinical and Public Health Response for Hand Foot and Mouth Disease (HFMD)
5.    Bộ Y tế (2012), Báo cáo tình hình bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai.
6.    Bộ Y tế (2012), Quyết định số 1003/Q Đ- BYT ngày 30/3/2012 về việc hướng dẫn “Chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng”.
7.    Kou- Chien Tsao Luan – Yin Chang, Shao- Hsuan Hsia, et al (2004), Transmission and Clinical Features of Enterovirus Infections in Household Contacts in Taiwan, American Medical Association. 291 (2), p 222- 227.
8.    Bộ Y tế – Cục Y tế dự phòng (2012), Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm năm 2011, tr15.
9.    Bộ Y tế – Cục Y tế dự phòng (2013), Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm năm 2012, tr15.
10.    Bệnh viện huyện Chư Sê, Báo cáo tình hình bệnh nhân tay chân tay chân miệng đến khám tại bệnh viện năm 2011, 2012, 2013.
11.    Bộ Y tế – Cục Y tế dự phòng và môi trường (2009), Bệnh tay chân miệng, Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm, tr 229- 241.
12.    Zhang yanping china CDC (2011), Policy for Hand Foot and Mouth Disease (HFMD) and prevetion in China, the Australian National University.
13.    Brown, BA., M. S. Oberste, J. P. Alexander, Jr., Jr., M. L. Kennett, and M.A. Pallansch (1999), Molercular epidemiology and evolotion of enterovirus 71 strains isolatedfrom 1970 to 1998. J. Virol. 73: 9969- 9975.
14.    Phan Văn Tú (2009), Bệnh tay chân miệng, Viện Pasteur TP. HCM, 4/2009.
15.    Nguyễn Thị Kim Thoa (2011), Bệnh tay chân miệng, bệnh lý cần quan tâm ở trẻ em, 2011, TP HCM, 53.
16.    IFRC (2012), Emergency appeal Vietnam: Hand, foot anh mouth disease.
17.    Huang, Neurologic complications in children with enterovirus 71 infection, New England Journal of Medicine 2000; 341: 936- 942.
18.    Ministry of Health Singapore – Regional Emerging Diseases Intervention (REDI) Center in Singapore (2008), Forum on Hand Foot and Mouth Disease (HFMD) in Asia- Pacific Region.
19.    Feng Ruan et al (2011), Risk Factor for Hand, Foot and Mouth Disease and Herpagina and the Preventive Effect of Hand-washing, Official Journal of the American Academy of Pediatrics. 127, p 898- 904.
20.    WANG Wen-ming, WANG Hua và XUE Li-jian et al (2012), “Survey on Related Knowledge and Behavior for Hand-foot-and-mouth Disease Among Kindergarten Teachers and Parents of Children in the Urban Area of Kunshan City, 2012”.
21.    Wang J; et al (2011), “Hand, foot and mouth disease: spatiotemporal transmission and climate”, International Journal of Health Geographics.
22.    Jakrapong Aiewtrakun và các cộng sự. (2012), “Knowledge and Practice in Prevention and Control of Hand, Foot and Mouth Diseases in Child Care Centers in Khon Kaen Municipality”.
23.    Shiela R, Annaletchumy L và Kavitha S (2011), “Knowledge attitude and practice on hand, foot and mouth disease (HFMD): A cross – sectional study on non – academic staff of UTAR Kampar Campus”, Malaysia Family Physician. 6, tr. 47.
24.    IFRC- DREF (2012), DREF final report: Vietnam: Hand, foot anh mouth disease.
25.    Cao Thị Thúy Ngân (2012), Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 3 tuổi tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2012, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng.
26.    Trần Thị Anh Đào (2012), Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai năm 2012, Đại học Y Dược Huế.
27.    Chư Sê 30 năm hình thành và phát triển, truy cập ngày 4/9/2014 tại trang web:
http://chuse.gialai.gov.vn/index.php?option=com content&view=articl e&id=320 : chuse30namhinhthanhvaphattrien&catid=157: s-lc-v-ch- se&Itemid=227
28.    Cục Y tế dự phòng (2006), “Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tại 10 xã thuộc 5 tỉnh Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tây và Hải Phòng ”
29.    Trần Ngọc Hữu, Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng 20 tỉnh thành phía Nam Việt Nam giai đoạn 2005- 2011, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16 phụ bản của Số 3- 2012.
30.    Kow-Tong C et al. Human Enterovirus 71 Disease: Clinical Features, Epidemiology, Virology, and Management. The Open Epidemiology Jo urnal, 2008, 1, 10-16
 ĐẶT VẤN ĐỀ   Thực trạng bệnh tay chân miệng và kiến thức, thực hành về bệnh tay chân miệng của người dân tại 2 xã huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Chương 1_TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Khái niệm bệnh Tay chân miệng:    3
1.2.    Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng:    3
1.2.1.    Tác nhân gây bệnh:    3
1.2.2.    Nguồn truyền nhiễm    3
1.2.3.    Phương thức lây truyền    4
1.2.4.     Đặc điểm về tuổi mắc bệnh    5
1.2.5.    Phân bố theo mùa    5
1.2.6.    Tính cảm nhiễm và miễn dịch    5
1.3.    Chẩn đoán bệnh tay chân miệng    6
1.4.    Biện pháp phòng chống dịch    7
1.4.1.    Nguyên tắc phòng bệnh    7
1.4.2.    Các biện pháp xử lý dịch    8
1.5.    Một số can thiệp cộng đồng nhằm phòng chống bệnh tay chân miệng 11
1.6.    Tình hình dịch tay chân miệng trên thế giới và tại Việt Nam    13
1.6.1.     Tình hình dịch tay chân miệng trên thế giới:    13
1.6.2.     Tình hình dịch tay chân miệng tại Việt Nam    14
1.7.    Một số nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh tay chân
miệng    15
1.7.1.    Nghiên cứu trên thế giới    15
1.7.2.    Nghiên cứu tại Việt Nam    17
Chương 2_ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    20
2.1.    Địa điểm nghiên cứu:    20
2.2.    Thời gian nghiên cứu    20
2.3.    Đối tượng nghiên cứu    20
2.4.    Phương pháp nghiên cứu    20 
2.4.1.     Thiết kế nghiên cứu:    20
2.4.2.     Mẫu nghiên cứu:    20
2.5.    Phương pháp và công cụ thu thập số liệu    22
2.5.1.    Phương pháp thu thập số liệu:    22
2.5.2.    Công cụ thu thập số liệu:    22
2.5.3.    Nghiên cứu viên và giám sát viên    22
2.6.    Chỉ số và biến số nghiên cứu:    23
2.6.1.    Các chỉ số nghiên cứu    23
2.6.2.    Biến số nghiên cứu:    24
2.7 Một số sai số có thể gặp trong nghiên cứu và cách khống chế    26
2.8.    Xử lý và phân tích số liệu    27
2.9.    Đạo đức nghiên cứu    30
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    31
3.1.    Thực trạng bệnh tay chân miệng    31
3.2.    Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực
hành phòng chống bệnh tay chân miệng    33
3.2.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    33
3.2.2.    Kiến thức về bệnh tay chân miệng    34
3.2.3.    Thực hành về phòng chống bệnh tay chân miệng của các HGĐ có
trẻ <5 tuổi    38
3.2.4.    Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh
tay chân miệng của đối tượng nghiên cứu    40
BÀN LUẬN    48
4.1.    Thực trạng bệnh tay chân miệng    48
4.2.    Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực
hành phòng chống bệnh tay chân miệng    49
4.2.1.    Kiến thức về phòng chống bệnh tay chân miệng    49
4.2.2.    Thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng tại các HGĐ có trẻ
<5 tuổi    53
4.2.3.    Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống
bệnh tay chân miệng    55
4.4.    Một số hạn chế của nghiên cứu    57
KẾT LUẬN    58
KHUYẾN NGHỊ    60
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ban chủ nhiệm
Cán bộ y tế Cao đẳng Đại học
Đối tượng nghiên cứu Hộ gia đình
Thông tin- giáo dục- truyền thông (Information- Education- Comunication)
Hội chữ thập đỏ- trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (International Federation of the Red Cross and Red Crescent Societies)
Trung cấp Tay chân miệng
Thông tin- Giáo dục- Truyền thông Trạm Y tế
Hội chữ thập đỏ Việt Nam
Tổ chức y tế thế giới (World health Organization)
Y tế công cộng 
Bảng 1.1. Số trường hợp mắc bệnh TCM tại một số quốc gia được WHO báo
cáo đến ngày 8/1/2013    14
Bảng 2.1. Cách tính điểm kiến thức chung của đối tượng về bệnh tay chân
miệng    28
Bảng 2.2. Cách tính điểm thực hành chung của đối tượng về bệnh tay chân
miệng    29
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới    32
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo xã    32
Bảng 3.3. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    33
Bảng 3.4. Kiến thức về đường lây truyền bệnh tay chân miệng    34
Bảng 3.5. Kiến thức về mùa mắc nhiều bệnh tay chân miệng    35
Bảng 3.6. Kiến thức về đối tượng dễ mắc tay chân miệng    35
Bảng 3.7. Kiến thức về triệu chứng bệnh tay chân miệng    35
Bảng 3.8. Kiến thức về biện pháp phòng bệnh tay chân miệng    36
Bảng 3.9. Điểm kiến thức chung của đối tượng về bệnh tay chân miệng (tổng
hợp từ các bảng 3.4, 3.5, 3.7, 3.8)    37
Bảng 3.10. Phân bố mức độ kiến thức của đối tượng nghiên cứu    38
Bảng 3.11. Thực hành các biện pháp về phòng chống bệnh tay chân miệng tại
các HGĐ có trẻ <5 tuổi    38
Bảng 3.12. Điểm thực hành chung của đối tượng về bệnh tay chân miệng .. 39
Bảng 3.13. Phân bố mức độ thực hành của đối tượng nghiên cứu    40
Bảng 3.14. Liên quan giữa có tivi và không có tivi với kiến thức    40
Bảng 3.15. Liên quan giữa hộ gia đình có trẻ < 5 tuổi và kiến thức    41
Bảng 3.16. Liên quan giữa giới, dân tộc và kiến thức    41
Bảng 3.17. Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức    42
Bảng 3.18. Liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức    42 
Bảng 3.19. Liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức    43
Bảng 3.20. Liên quan phân loại kinh tế hộ gia đình với kiến thức    43
Bảng 3.21. Liên quan giữa có tivi và không có tivi với thực hành    44
Bảng 3.22. Liên quan giữa giới, dân tộc và thực hành    44
Bảng 3.23. Liên quan giữa trình độ học vấn và thực hành    45
Bảng 3.24. Liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành    45
Bảng 3.25. Liên quan giữa nhóm tuổi với thực hành    46
Bảng 3.26. Liên quan phân loại kinh tế hộ gia đình với thực hành    46
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành về bệnh tay chân miệng    47 
ĐẶT VẤN ĐỀ

Leave a Comment