THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHI TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
Nguyễn Trường Sơn1
1 Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, 255 bà mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi Nam Định đã tham gia phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ trẻ có thời gian bữa ăn kéo dài từ 30 – 45 phút là 46,7%, tỷ lệ trẻ ăn không đủ khẩu phần ăn (ăn gần một nửa) là 51,1%, tỷ lệ trẻ có hành vi chống đối khi ăn khá thường xuyên là 38,9%. Kết luận: Tỷ lệ biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định là 18,4%.
Biếng ăn là khi trẻăn không đủkhẩu phần ăn theo nhu cầu, dẫn đến trẻcó những biểu hiện chậm tăng trưởng [1]. Biếng ăn rất phổbiến trên toàn Thếgiới và là một trong những mối quan tâm của các bậc cha mẹ. Biếng ăn gây ra nhiệu hậu quảnhư trẻkhông được cung cấp đầy đủchất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sựtrưởng thành và phát triển của trẻ. Ngoài ra, biếng ăn còn ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, nhận thức và khảnăng hòa nhập xã hội của trẻ. Biếng ăn kéo dài là nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng ởtrẻ. Nhiều nghiên cứu trên Thếgiới đã chỉra rằng, tỷlệbiếng ăn dao động từ5,6% đến 58,7% ởtrẻdưới 6 tuổi. Tỷlệnày khá cao ởcác nước có thu nhập cao, lên đến 50% trong các nghiên cứu tại Mỹvới tỷlệlà 8,0%. Tại các nước Châu Á, tỷlệbiếng ăn cũng ởmức cao, như Singapore là 49,2% trẻtừ1 đến 10 tuổi biếng ăn. Tại Trung Quốc, tỷlệbiếng ăn ởtrẻnhũ nhi và trẻnhỏlà 23,8%
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Biếng ăn, trẻ dưới 5 tuổi, Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2015), Nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
2. Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Trọng Hưng (2016). Đánh giá tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm ở trẻ từ 6-59 tháng tuổi bị biếng ăn đến khám tư vấn dinh dưỡng tại cơ sở 2 Viện dinh dưỡng, Hội nghị khoa học dinh dưỡng lâm sàng
3. Huỳnh Văn Sơn, (2011). Biểu hiện biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 và thực nghiệm một số biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Đức Tâm, Lưu Thị Mỹ Thục (2017). Thực trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tịa Bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Mai Thị Mỹ Thiện và cộng sự (2010). Tình trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 10-2014, 40-46.
6. Hoàng Thị Bạch Yến (2020). Nghiên cứu thực trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại Thành phố Huế, Luận văn tiến sỹ cộng đồng, Trường Đại học Y dược Huế.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com