Thực trạng bỏ trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố Việt Nam năm 2015 – 2016

Thực trạng bỏ trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố Việt Nam năm 2015 – 2016

Luận Văn Thực trạng bỏ trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố Việt Nam năm 2015 – 2016. Trong nhiều năm qua, công tác phòng, chống ma túy cũng như phòng, chống HIV/AIDS đã có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác điều trị nghiện và dự phòng tái nghiện ma túy vẫn luôn là thách thức lớn đối với nhiều quốc gia. Tiến bộ khoa học đã giải thích được cơ chế của nghiện ma túy là một bệnh não bộ mãn tính, cần thiết được điều trị lâu dài. Biện pháp điều trị nghiện được nhiều nước áp dụng đó là điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone.

Điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone là một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên có thể dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, tái hòa nhập cộng đồng [1].
Từ kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về kết quả điều trị thay thế CDTP bằng Methadone tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia đầu thập niên 2000 cũng như kết quả lượng giá hiệu quả chương trình Mehtadone (đặc biệt trong dự phòng HIV/AIDS) của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia trên những tạp chí chuyên đề và trên các diễn đàn quốc tế [2]. Việt Nam đã triển khai chương trình Methadone thử nghiệm tại Tp. Hồ Chí Minh và Hải Phòng vào năm 2008 và tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2016 chương trình Mehtadone đã được triển khai tại 62/63 tỉnh, thành phố, với 274 cơ sở và điều trị cho 50.663 bệnh nhân (BN) [3].
Theo báo cáo của một số đơn vị triển khai Mehtadone và nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc duy trì BN trong chương trình Mehtadone là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chương trình [1]. Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, các nhà tài trợ quốc tế sẽ cắt giảm hỗ trợ tài chính từ sau năm 2017. Nhằm duy trì tính bền vững của chương trình và huy động thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ của chương trình, ngày 14/11/2014, Bộ Y tế và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 38/TTLT-BYT-BTC về ban hành định mức tối đa khung giá một số dịch vụ điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc thay thế; tiến tới thực hiện xã hội hóa công tác điều trị Methadone. Tuy nhiên, việc thực hiện thu phí cũng có thể trở thành một gánh nặng tài chính cho người bệnh, ảnh hưởng đến việc duy trì điều trị của bệnh nhân. Xuất phát từ bối cảnh mới đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng bỏ trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố Việt Nam năm 2015 – 2016”, với các mục tiêu:
1.Mô tả thực trạng bỏ trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố năm 2015 – 2016.
2.Mô tả một số yếu tố liên quan đến bỏ trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố năm 2015 – 2016.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU3
1.1. Các khái niệm3
1.1.1. Khái niệm về chất ma túy, các chất dạng thuốc phiện và methadone.3
1.1.2. Chương trình điều trị thay thế các CDTP bằng Methadone:4
1.2. Tình hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone trên thế giới và tại Việt Nam5
1.2.1. Tình hình điều trị Methadone trên thế giới5
1.2.2. Tình hình điều trị Methadone tại Việt Nam6
1.3. Một số vấn đề liên quan đến điều trị Methadone8
1.3.1. Định nghĩa bệnh nhân bỏ trị và bệnh nhân ra khỏi chương trình8
1.3.2. Định nghĩa về không tuân thủ điều trị Methadone8
1.3.3. Tầm quan trọng của tuân thủ điều trị Methadone9
1.4. Tình hình không tuân thủ điều trị, bỏ trị và các yếu tố ảnh liên quan đến bỏ trị Methadone9
1.4.1. Tình hình không tuân thủ điều trị và bỏ trị Methadone trên thế giới và Việt Nam9
1.4.2. Các yếu tố liên quan đến bỏ trị ở bệnh nhân Methadone10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU16
2.1. Đối tượng nghiên cứu16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu16
2.3. Thiết kế nghiên cứu17
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu18
2.5. Các biến số nghiên cứu19
2.6. Phương pháp thu thập số liệu của nghiên cứu gốc25
2.7. Xử lý và phân tích số liệu27
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu27
2.9. Hạn chế của nghiên cứu28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU29
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu29
3.2. Thực trạng bỏ trị của các bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố năm 2015 – 201636
3.3. Một số yếu tố liên quan đến bỏ trị Methadone của bệnh nhân tại 7 tỉnh, thành phố năm 2015 – 201640
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN51
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu51
4.2. Thực trạng bỏ trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố55
4.3. Một số yếu tố liên quan đến bỏ trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN61
5.1. Thực trạng bỏ trị của bệnh nhân điều trị Methadone tại 7 tỉnh, thành phố61
5.2. Một số yếu tố liên quan đến bỏ trị Methadone của bệnh nhân tại 7 tỉnh, thành phố61
5.3. Một số kết luận khác63
KIẾN NGHỊ65
TÀI LIỆU THAM KHẢO67
PHỤ LỤC72
Phụ lục 1: Bộ công cụ thu thập số liệu những người đang điều trị methadone72
Phụ lục 2: Bộ công cụ thu thập số liệu những người bỏ trị methadone80
Phụ lục 3: Thông tư số 38/2014/TTLT-BYT-BTC89
Phụ lục 4: Chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh  học trường Đại học Y tế công cộng93
Phụ lục 5: Đơn xin sử dụng số liệu94
 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1: Tình hình bỏ trị Methadone trên thế giới và tại Việt Nam10
Bảng 2. 1: Địa bàn nghiên cứu17
Bảng 2. 2: Cỡ mẫu nghiên cứu theo tỉnh, thành phố18
Bảng 2. 3: Biến số nghiên cứu, loại biến và phương pháp thu thập19
Bảng 3. 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tỉnh, thành phố29
Bảng 3. 2: Tuổi và nhóm của đối tượng nghiên cứu30
Bảng 3. 3: Giới tính của đối tượng nghiên cứu31
Bảng 3. 4: Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu31
Bảng 3. 5: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu32
Bảng 3. 6: Nghề nghiệm của đối tượng nghiên cứu33
Bảng 3. 7: Công việc sau điều trị Methadone của đối tượng nghiên cứu34
Bảng 3. 8: Lý do dẫn đến thay đổi công việc so với 1 năm trước35
Bảng 3. 9: Tình trạng sức khỏe trong 1 năm qua của đối tượng nghiên cứu35
Bảng 3. 10: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng theo tỉnh, thành phố37
Bảng 3. 11: Cơ sở điều trị Methadone có tỷ lệ khách hàng duy trì đạt 100%38
Bảng 3. 12: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng theo cơ sở điều trị Methadone38
Bảng 3. 13: Mối liên quan giữa địa bàn nghiên cứu và bỏ trị40
Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa giới tính và bỏ trị41
Bảng 3. 15: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và bỏ trị42
Bảng 3. 16: Mối liên quan giữa thu phí và bỏ trị43
Bảng 3. 17: Phân bố nguồn tiền chi trả điều trị Methadone của bệnh nhân43
Bảng 3. 18: Mối liên quan giữa người nhà bắt điều trị và bỏ trị45
Bảng 3. 19: Mối liên quan giữa việc nhận được hỗ trợ chính quyền địa phương hay tổ chức xã hội và bỏ trị46
Bảng 3. 20: Mối liên quan giữa tình trạng bị bắt tạm giam hoặc bị bỏ tù và bỏ trị47
Bảng 3. 21: Lý do chính dẫn đến ngừng điều trị Methadone tại phòng khám của nhóm bệnh nhân bỏ trị48
Bảng 3. 22: Nhận định về điều trị Methadone của nhóm bệnh nhân bỏ trị49
Bảng 3. 23: Lý do dẫn đến ngừng điều trị Methadone của bạn bè, người thân nhóm bệnh nhân đang duy trì điều trị50
 
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1: Số người bệnh và số cơ sở điều trị Methadone tại Việt Nam [3]7
Hình 1. 2: Khung lý thuyết về các yếu tố liên quan đến bỏ trị của nghiên cứu15
Hình 3. 1: Tuổi của đối tượng nghiên cứu30
Hình 3. 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn32
Hình 3. 3: Công việc so với 1 năm trước của đối tượng nghiên cứu34
Hình 3. 4: Tỷ lệ bỏ trị và duy trì điều trị của đối tượng nghiên cứu36
Hình 3. 5: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng theo tỉnh, thành phố37
Hình 3. 6: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng theo giới tính41
Hình 3. 7: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng theo trình độ học vấn42
Hình 3. 8: Nguồn tiền thanh toán điều trị Methadone của bệnh nhân44
Hình 3. 9: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng ở bệnh nhân bị người nhà ép buộc điều trị và bệnh nhân tự nguyện điều trị45
Hình 3. 10: Tỷ lệ bỏ trị trong 12 tháng ở bệnh nhân bị bắt tạm giam hoặc đi tù và bệnh nhân không bị bắt tạm giam hoặc đi tù47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Y tế, Hướng dẫn điều trị điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone. 2010.
2.WHO, Management of Common Health Problems of Drug Users in The South-East Asia Region. 2008: p. 15-17.
3.Bộ Y tế., Tình hình triển khai điều trị Methadone, điều trị nghiện ma túy tổng hợp và các phương pháp điều trị ma túy khác năm 2016. 2016.
4.Quốc Hội., Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, chủ biên. 2008.
5.Xiao  L, W.Z., Wei  L  Quality  of  Life  of  Outpatients  in  Methadone Maintenance  Treatment  Clinics. J  Acquir  Immune  Defic  Syndr, 2010. 53(1)(S166).
6.C., C.a.N., Kanaef, The Global State of Harm Reduction 2008, mapping the response to drug-related HIV and hepatitis C epidemics. 2008: International Harm Reduction Association.
7.Joseph H, S.S.a.L.J., Methadone Maintenance Treatment (MMT): A Review of Historical and Clinical Issues. The Mount Sinal Journal of Medicine, 2000. 67(5-6)(347-64).
8.Zou, X., Ling, Li and Zhang, Lei Trends and risk factors for HIV, HCV and syphilis seroconversion among drug users in a methadone maintenance treatment programme in China: a 7-year retrospective cohort study. BMJ Open, 2015. 5(8).
9.Ali R., Liệu pháp điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc trên thế giới: hiệu quả và các bài học kinh nghiệm Hội nghị chuyên đề Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuộc Methadone. 2010.
10.Nguyễn Dương Châu Giang., Nghiên cứu Tuân thủ điều trị của Bệnh nhân điều trị Methadone tại Thành phố Đà Nẵng và một số yếu tố liên quan. 2015.
11.Cục phòng, chống HIV/AIDS., Báo cáo sơ kết 3 năm hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2014-2015. 2015.
12.Bộ Y tế, Hướng dẫn thống kê báo cáo theo Thông tư số 03/2015/TT-BYT 2015.
13.Metzger DS, W.G., McLellan AT, et al., Human immunodeficiency virus seroconversion among intravenous drug users in-and out-of-treatment: an 18-month prospective follow-up. JAIDS Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes, 1993. 6(9): p. 1049-1056.
14.Rhoades HM, C.D., Elk R, et al, Retention, HIV risk, and illicit drug use during treatment: methadone dose and visit frequency. Am J Public Health, 1999. 89(2): p. 256.
15.Sees KL, D.K., Masson C, et al. , Methadone Maintenance vs 180-Day Psychosocially Enriched Detoxification for Treatment of Opioid DependenceA. JAMA, 2000. 283(10): p. 1303-10.
16.Trần Thịnh., Kết quả Điều trị Thay thế Bằng Methadone trên bệnh nhân nghiện Heroin tại TPHCM sau 3 năm theo dõi, 2008-2011. 2011.
17.Bộ Y tế, FHI., Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng methadone tại Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. 2014.
18.Đào Thị Minh An., Thực trạng bỏ điều trị của bệnh nhân tại các cơ sở Methadone tại tỉnh Thái Nguyên năm 2011-2015 và một số yếu tố liên quan. 2015.
19.Soyka M, Z.C., Koller G, et al, Retaention rate and substance use in Methadone and buprenorphine maintenance therapy and predictors of outcome: results from a randomized study. International Journal of Neuropsychopharmacology, 2008. 11(5): p. 641-653.
20.Vũ Việt Hưng., Thực trạng hoạt động, sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ điều trị thay thế Methadone tại huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2010. 2010.
21.Hồ Quang Trung và cộng sự, Kết quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Phú Thọ năm 2013. 2013.
22.Yin W, H.Y., Sun X, et al, Scaling up the national Methadone maintenance treatment program in China: achivements and challenges. International Journal of epidemiology, 2010. 39(2): p. ii29-ii37.
23.UNODC, Báo cáo tình hình Ma túy thế giới 2015. 2015.
24.Nguyễn Vũ Thượng, Trần Ngọc Hữu, Kết quả điều trị nghiện thay thế các chất dạng thuộc phiện bằng thuốc Methadone tại phòng khám Ngoại trú Quận 4, TP Hồ Chí Minh. Y học thực hành Vol. 742-743. 2010: Bộ Y tế.
25.Bộ Công An, Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống ma túy năm 2012 và phương hướng công tác trọng tâm năm 2013. 2012.
26.Hoàng Đình Cảnh, Đánh giá hiệu quả bước đầu mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. 2011, Học Viện Quân Y.
27.Vũ Văn Chiểu, Nguyễn Thị Minh Tâm, Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình dục không an toàn của người tiêm chích ma túy tại Việt Nam. Tạp chí y học thực hành, 2008. 742+743: p. 189-193.
28.Cao Kim Vân và cộng sự., Kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại phòng khám ngoại trú Quận 4, Tp Hồ Chí Minh. Tạp chí y học thực hành, 2009. 742+743: p. 243-244.
29.Phạm Thị Đào, Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV của các học viên nghiện chích ma túy tại Trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06 Thành phố Đà Nẵng. Tạp chí y học thực hành, 2010. 742+743: p. 87-9.
30.Nguyễn Anh Quang, Thực trạng hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch phòng nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Hà Tây (2007-2008). 2011, Học viện Quân Y.
31.Trương Tấn Minh, Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống nhiễm HIV/AIDS và đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên nhóm nghiện chích ma túy tại Khánh Hòa. Tạp chí y học thực hành, 2009. 742+743: p. 72-79.
32.Ngân hàng Thế giới., Điều tra lượng giá nguy cơ lây nhiễm HIV ở 7 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An và Sóc Trăng. 2002: Tạp chí y học dự phòng.
33.Hoàng Huy Phương, Tỷ lệ nhiễm HIV và nhận thức, thái độ, hành vi về nhiễm HIV/AIDS của nhóm nghiện chích ma túy tỉnh Ninh Bình 2009. Tạp chí y học thực hành, 2009. 742+743: p. 127-131.
34.Nguyễn Văn Hải., Đánh giá hiệu quả điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone tại tỉnh Hải Dương từ năm 2010 đến 2013. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2014. 2(6): p. 53-59.
35.Simpson DD and Sells SB, Effectiveness of treatment for drug abuse: an overview of the DARP research program. Psychology of Addictive Behaviors, 1982. 7(2): p. 120-128.
36.Nghiêm Lê Phương Hoa, Mô tả thực trạng cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại huyện Từ Liêm, Hà Nội năm 2010. 2010, Trường Đại học y tế công cộng: Hà Nội.
37.Phạm Thị Đào, Khảo sát tình hình bệnh nhân điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2013. 1: p. 48-52.
38.Leigh, J., Methadone maintenance therapy: lesson from China. Journal of Practical Medicine, 2010. 742-743: p. 306-309.
39.Huang-Chi Lin, K.-Y.C., et al, Predictors for Dropping-Out From Methadone Maintenance Therapy Programs Among Heroin Users in Southern Taiwan. Substance Use & Misuse, 2013. 48: p. 181-191.
40.Nguyễn Thanh Long, Hoàng Đình Cảnh., Một số đặc điểm của người nghiện ma túy (các chất dạng thuốc phiện) trước khi tham gia điều trị Methadone tại TP.HCM và Hải Phòng. . Tạp chí y học dự phòng 2013: p. XXIII (6(142)), 164.
41.Đại học UNSW Australia, et al., So sánh hiệu quả và chi phí của mô hình cai nghiện tập trung và mô hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại cộng đồng tại Hải Phòng, Việt Nam. 2015.
42.Nguyễn Thanh Sơn., Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại thành phố Tân An, tỉnh Long An năm 2015, in Đại học Y tế công cộng. 2015, Đại học Y tế công cộng.

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment