THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI TRÚ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC

THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI TRÚ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC

THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI TRÚ Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC.Những năm gần đây, những vấn đề sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề nổi cộm trong trƣờng học, đặc biệt là lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở, THPT ở Việt Nam. Trên các phƣơng tiện truyền thông, thông tin, cả ở báo giấy, báo hình và báo mạng (các nguồn cung cấp thông tin đƣợc sử dụng thông dụng ở Việt Nam hiện nay) có rất nhiều bài viết, thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. Với cụm từ “Sức khỏe tâm thần của học sinh” hoặc “Sức khỏe tinh thần của học sinh” đƣợc tìm kiếm trên google (một trang web tìm kiếm thông tin thông dụng nhất thế giới) đã cho ra trên dƣới 7 triệu kết quả ở cả hai câu lệnh tìm kiếm trên. Con số này cũng phản ánh phần nào mối quan tâm của xã hội Việt Nam đối với vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh.

Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm trên google với cụm từ “Child mental health” có 339 triệu kết quả bằng tiếng Anh, và 235 triệu kết quả với cụm từ “Student mental health”. Điều đó càng là minh chứng cho thấy sức khỏe tâm thần ở học sinh thực sự là một đề tài lớn trong xã hội hiện nay, không chỉ ở riêng Việt Nam. Ngày càng xuất hiện nhiều các bài báo phản ánh tình trạng Trầm cảm, bạo lực học đƣờng, lo âu, tự sát, rối loạn hành vi… ở học sinh, đặc biệt học sinh ở khối trung học (cấp 2, cấp 3).
Bên cạnh sự quan tâm đến vấn đề SKTT học sinh đƣợc phản ánh thông qua các phƣơng tiện truyền thông, những minh chứng sâu sắc và chính xác hơn đƣợc phản ánh thông qua các nghiên cứu khoa học về SKTT lứa tuổi học sinh. Ở Hoa Kỳ , các vấn đề SKTT ở trẻ em và thanh niên khá phổ biến. Ƣớc tính, cứ năm ngƣời thì có một trẻ em và thanh niên có vấn đề liên quan đến SKTT. Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm Soát và phòng ngừa bệnh (CDC) Hoa kỳ, gần 20% trẻ em ở Mỹ có rối loạn tâm thần, và tỷ lệ ngày càng tăng trong hơn một thập kỷ qua (thống kê ở trẻ từ 3 đến 17 tuổi) [51].
Các nghiên cứu, khảo sát về SKTT ở Việt Nam những năm gần đây cũng trở nên nhiều hơn, đặc biệt là những nghiên cứu dành cho ở lứa tuổi học sinh. Điều đó cho thấy các công trình nghiên cứu khoa học về tâm lý đang đáp ứng phần nào sự quan tâm của xã hội về các vấn đề SKTT, để có những chiến lƣợc phòng ngừa, can thiệp phù hợp.2
Khảo về SKTT của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở Việt Nam trong độ tuổi 10-16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT chung là 19,46% [45]. Một nghiên cứu khác của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hƣơng với Đại học Melbourne (Australia) trong khuôn khổ dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh” cho thấy, trong nhà trƣờng luôn có một tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT, có 15,94% em có rối nhiễu tâm trí trong tổng số học sinh các cấp học.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra tỷ lệ học sinh có các vấn đề SKTT khá cao, nhƣ: Nghiên cứu trong năm 2010, của Đại học Y Hà Nội về thực trạng SKTT ở một trƣờng THPT Cầu Giấy Hà Nội, có 22,9% học sinh THPT có vấn đề về SKTT. Một nghiên cứu khác về Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đƣờng, của Hoàng Cẩm Tú, Đặng Hoàng Minh trên 1727 học sinh cho thấy số học sinh có vấn đề về SKTT chiếm 25% , trong đó 50%
có biểu hiện bất thƣờng bệnh lý cần hỗ trợ thuộc các vấn đề hƣớng nội, biểu hiện
dƣới dạng rối loạn cảm xúc lo âu- buồn chán (trầm cảm) dạng cơ thể và hƣớng
ngoại nhƣ có hành vi hung bao công kích hoặc làm sai qui tắc xã hội. [14]. Một
nghiên khác trong năm năm 2012, của Nguyễn Cao Minh “Điều tra tỷ lệ trẻ em và
vị thành niên miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần” cho thấy 18% trẻ có nguy
cơ mắc phải các vấn đề về SKTT [13].
Một điểm chung của các nghiên cứu nói trên là đều nghiên cứu ở các địa bàn
đồng bằng, với các đối tƣợng thuộc dân tộc Kinh, không có nghiên cứu riêng biệt
trên ngƣời dân tộc thiểu số. Trong khi đó, theo thống kê năm 2006 (Điều tra đa chỉ
số Việt Nam), các dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số Việt Nam, trong đó có 65%
trẻ em dân tộc thiểu số đi học trung học (tỷ lệ đi học trung học ở trẻ em dân tộc kinh
là 86%). Mặc dù tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số đến trƣờng thấp hơn trẻ em dân tộc
Kinh, và tỷ lệ dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 1/7 dân số Việt Nam nhƣng cũng
không thể phủ nhận trẻ em đều có quyền đƣợc chăm sóc và quan tâm nhƣ nhau về
mọi mặt. “Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con ngƣời dù
thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế – xã hội
nào” (Tổ chức Y tế thế giới).3
Hơn nữa, do vấn đề khác biệt văn hóa, xã hội, kinh tế càng đặt ra một câu hỏi lớn liệu với những khác biệt văn hóa, xã hội, môi trƣờng sống (sống rải rác ở vùng núi, đa phần là vùng núi cao), kinh tế (chiếm gần 30% dân nghèo của cả nƣớc) học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc có các vấn đề SKTT nhiều hơn trẻ em đồng bằng và trung du Bắc bộ?
Nhƣ vậy, căn cứ vào các vấn đề thực tiễn và các nghiên cứu đã đƣợc tiến hành,
chúng tôi thấy tính cần thiết phải thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng các vấn đề
Sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc
thiểu số phía Bắc”, với mục đích nhằm cung cấp thêm cho khoa học một số liệu về
tỷ lệ có các vấn đề SKTT ở học sinh THPTDTNT, để cùng các nghiên cứu của các tác giả khá đã tiến hành, giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn về tình trạng SKTT ở học sinh THPT ở Việt Nam nói chung, và học sinh THPTDTNT nói riêng. Đó cũng là tiền đề, làm cơ sở cho các chƣơng trình, chính sách thiết kế các chƣơng trình, chính sách phòng ngừa và can thiệp về các vấn đề SKTT ở học sinh phù hợp với tình hình với các vấn đề SKTT theo các dân tộc và vùng miền.
2. Giả thuyết khoa học
Tỷ lệ học sinh THPTDTNT các vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có các
vấn đề sức khỏe tâm thần khoảng 15-20%.
Các thông tin nhân khẩu nhƣ : Tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của cha mẹ , thứ tự con đƣợc sinh ra trong gia đình, vùng miền có mối tƣơng quan với các vấn đề sức khỏe tâm thần.
3. Mục đích nghiên cứu
– Tìm hiểu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh THPTDTNT các vùng
dân tộc thiếu số miền núi phía Bắc.
– Tìm hiểu mối tƣơng quan giữa một số thông tin nhân khẩu: Tuổi, giới tính, dân
tộc, nghề nghiệp của cha mẹ, thứ tự con đƣợc sinh ra trong gia đình, vùng miền với
các vấn đề sức khỏe tâm thần.
– Kết quả nghiên cứu có thể là cơ sở cho các đề xuất về chính sách dự phòng và can thiệp về SKTT cho học sinh THPTDTNT các vùng dân tộc thiểu số phía Bắc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau:4
– Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về các vấn đề sức khỏe tâm thần.
– Xác định tỷ lệ học sinh THPTDTNT có các vấn đề sức khỏe tâm thần bằng việc sử dụng thang đo về hành vi do trẻ em tự báo cáo của Achenbach đã đƣợc thích nghi ở Việt nam (Achenbach, 1991) để điều tra tại địa bàn nghiên cứu.
– Xác định các yếu tố nguy cơ có mối quan hệ hay không với các vấn đề SKTT nhƣ: Tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của cha mẹ, thứ tự con đƣợc sinh ra trong gia đình, vùng miền.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
– Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú có các vấn đề về SKTT.
5.2 Khách thể nghiên cứu
– 210 học sinh độ tuổi 15-18 tuổi.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Chỉ nghiên cứu tại các trƣờng THPTDTNT, tại 3 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam.
– Nguồn thông tin: Trẻ tự thuật.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp mô tả tình trạng SKTT, những vấn đề sức khỏe tâm thần hay gặp phải, mức độ của các vấn đề đó ở học sinh THPTDTNT các vùng dân tộc thiểu số phía Bắc. Ngoài ra, còn nhằm chỉ ra có hay không mối tƣơng quan giữa tỉ lệ học sinh THPTDTNT có vấn đề SKTT với một số vấn đề nhƣ: nơi ở, tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp của cha mẹ, thứ tự đƣợc sinh ra trong gia đình.
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan giúp nhận biết đƣợc những nghiên cứu, lý thuyết liên quan đến thực trạng SKTT trên thế giới, cũng nhƣ ở Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu kế thừa và tiếp tục nghiên cứu nhằm bổ sung thêm những thông tin về thực trạng SKTT học sinh THPTDTNT cho khoa
học.
7.2 . Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi5
Chúng tôi phát 210 phiếu Bảng kiểm hành vi của trẻ em (YRS) của Achenbach
đã thích nghi ở Việt nam (Achenbach, 1991), để thu thập số liệu từ 3 tỉnh Hà Giang,
Cao Bằng, Sơn La. Bảng kiểm hành vi của trẻ em bao gồm 113 câu hỏi, học sinh trả
lời bằng cách khoanh vào số điểm tƣơng ứng (0 = Không đúng, 1 = Thỉnh thoảng
đúng, 2 = Hoàn toàn đúng) theo mỗi câu hỏi.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Qua số liệu thu thấp đƣợc, chúng tôi sử dụng chƣơng trình SPSS để xử lý số
liệu, và phân tích các số liệu đã đƣợc xử lý để đƣa ra tỷ lệ, phân loại và đánh giá
mức độ tổn thƣơng về SKTT của học sinh THPTDTNT.
8. Đóng góp mới của Luận Văn:
Đây là nghiên cứu dịch tễ đầu tiên về tỷ lệ các vấn đề SKTT ở học sinh THPTDTNT các vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sử dụng thang đo đã đƣợc chuẩn hóa ở Việt Nam.
9. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc dự kiến trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và khuyến ngh

MỤC LỤC
Lờ i cảm ơn …………………………………………………………………………………………………….i
Danh muc̣ viết tắt …………………………………………………………………………………………..ii
Mục lục………………………………………………………………………………………………………. iii
Danh muc̣ bảng, biểu đồ ………………………………………………………………………………….v
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
CHƢƠNG 1 …………………………………………………………………………………………………6
1.1 Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………….6
1.1.1 Nghiên cứu dịch tễ học về sức khỏe tâm thần…………………………………………..6
1.1.2 Nghiên cứu dịch tễ học về Sức khỏe tâm thần trẻ em………………………………10
1.1.3 Nghiên cứu dịch tễ học về sức khỏe tâm thần ngƣời dân tộc thiểu số………..13
1.2 Các khái niệm/thuật ngữ sử dụng trong đề tài…………………………………………….21
1.2.1 Khái niệm Sức khỏe tâm thần ………………………………………………………………21
1.2.2 Hệ thống phân loại và chẩn đoán rối loạn tâm thần…………………………………22
1.2.3 Khái niệm dịch tễ học………………………………………………………………………….27
1.2.4 Khái niệm Trẻ em và Vị thành niên ………………………………………………………28
1.2.5 Các đặc điểm tâm-sinh lý của lứa tuổi vị thành niên ……………………………….30
1.2.6 Dân tộc thiểu số………………………………………………………………………………….33
1.2.7 Học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú và trƣờng trung học phổ thông
dân tộc nội trú………………………………………………………………………………………………36
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGIÊN CỨU ……………………..41
2.1 Xác định biến nghiên cứu………………………………………………………………………..41
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………42
2.2.1 Nghiên cứu lý luận ……………………………………………………………………………..42
2.2.2 Nghiên cứu bảng hỏi (anket)………………………………………………………………..42
2.2.3 Phƣơng pháp thống kê…………………………………………………………………………43
2.3 Xác định mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………..45
2.3.1 Xác định địa bàn nghiên cứu………………………………………………………………..45
2.4 Tiến độ thực hiện đề tài …………………………………………………………………………..54
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………..56
3.1 Điểm số trung bình của thang đo YSR………………………………………………………56iv
3.1 Tƣơng quan giữa điểm trung bình và một số biến độc lập……………………………58
3.2 Điểm trung bình 8 hội chứng của Achenbach …………………………………………….60
3.3 Tỉ lệ trẻ có vấn đề sức khỏe tâm thần ………………………………………………………..67
3.4 Tỉ lệ những trẻ có nguy cơ……………………………………………………………………….75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾ N NGHI ………………………….. ̣ …………………………………..81
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………………..8

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Sự phân bổ mẫu nghiên cứu theo tuổi, giới tính và thứ tự đƣợc sinh ra
trong gia đình …………………………………………………………………………………………….. 52
Biểu đồ 2.2 Sự phân bổ mẫu nghiên cứu theo vùng và dân tộc…………………………..52
Biểu đồ 2.3 Phân bố mẫu theo nghề nghiệp của cha mẹ…………………………………….53
Biểu đồ 3.1 Hàm phân phối tổng điểm thô thang YSR………………………………………56
Bảng 3.1 Giá trị trung bình của tổng thang đo………………………………………………….57
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định giá trị trung bình YSR theo vùng, dân tộc, giới tính,
tuổi, thứ tự con trong gia đình, nghề của bố mẹ ……………………………………………….58
Bảng 3.3 Chỉ số thống kê mô tả điểm số 8 thang hội chứng ………………………………60
Bảng 3.4 Điểm trung bình 8 hội chứng nghiên cứu của Nguyễn C. Minh.. ………….61
Bảng 3.5 Kết quả điểm 8 hội chứng theo giới, tại Úc……………………………………….63
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các vấn đề cảm xúc, hành vi so sánh giữa nghiên cứu ở nƣớc Úc,
và nghiên cứu của chúng tôi…………………………………………………………………………..63
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ các vấn đề cảm xúc, hành vi ở so sánh giữa nghiên cứu ở nƣớc
Úc, và nghiên cứu của chúng tôi theo giới tính nam …………………………………………65
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ các vấn đề cảm xúc, hành vi ở so sánh giữa nghiên cứu ở nƣớc
Úc, và nghiên cứu của chúng tôi theo giới tính nữ ……………………………………………66
Bảng 3.6 Tổng số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần ……………………………….67
Bảng 3.7 Tổng số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần ………………………………68
Bảng 3.8 Thống kê các trƣờng hợp có vấn đề sức khỏe tâm thần chung ……………..69
Bảng 3.9 So sánh theo giới tính ……………………………………………………………………..70
Biểu đồ 3.5 So sánh theo giới tính ………………………………………………………………….70
Hình 3.1 So sánh theo vùng miền …………………………………………………………………71
Biểu đồ 3.6 So sánh theo dân tộc …………………………………………………………………..72
Biểu đồ 3.7 Phân bố dân tộc theo vùng miền………………………………………………….73
Biểu đồ 3.8 So sánh theo nghề nghiệp của cha mẹ ……………………………………………74
Biểu đồ 3.9 So sánh giữa tỷ lệ trẻ có vấn đề với tỷ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo
thứ tự đƣợc sinh ra ……………………………………………………………………………………….75
Bảng 3.10 Điểm ranh giới của tám hội chứng ………………………………………………….76
Biều đồ 3.10 Tỉ lệ trẻ có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần……………76vi
Bảng 3.11 Giới tính và tuổi……………………………………………………………………………77
Hình 3.2 So sánh theo vùng miền …………………………………………………………………..78
Biểu đồ 3.11 So sánh theo dân tộc ………………………………………………………………….78
Biểu đồ 3.12 So sánh theo thứ tự con đƣợc sinh ra trong gia đình………………………79
Biểu đồ 3.13 So sánh theo nghề nghiệp của cha mẹ………………………………………….7

Leave a Comment